Điều trị bệnh động kinh như thế nào: Các phương pháp điều trị
Điều trị bệnh động kinh như thế nào: Các phương pháp điều trị
Bệnh động kinh được điều trị thế nào?
Bệnh động kinh được điều trị thế nào? - Ảnh: BookingCare

Điều trị bệnh động kinh như thế nào: Các phương pháp điều trị

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 12/10/2023 | Cập nhật lần cuối: 12/10/2023
Bệnh động kinh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh cần trang bị những kiến thức cơ bản trong điều trị bệnh để nhanh chóng cắt đứt cơn động kinh.

Phương pháp điều trị bệnh động kinh sẽ dựa vào:

  • Loại động kinh: động kinh cục bộ, động kinh toàn thể, động kinh cơn vắng ý thức
  • Việc đáp ứng với trị liệu của người bệnh ra sao
  • Chi phí

Các phương pháp điều trị bệnh động kinh

Dùng thuốc chống động kinh

Sử dụng thuốc chống động kinh là lựa chọn đầu tay cho người bệnh. Hầu hết những người bị bệnh động kinh có thể hết cơn động kinh bằng cách dùng một loại thuốc chống động kinh. Nếu không đáp ứng với một loại thuốc thì có thể sẽ phải kết hợp nhiều loại thuốc. Bệnh nhân có thể ngừng thuốc sau 5 năm không có cơn con giật tuy nhiên vẫn phải dưới sự hướng dẫn và theo dõi của thầy thuốc.

Những loại thuốc điều trị bệnh động kinh này có thể có một số tác dụng phụ. Tác dụng phụ nhẹ bao gồm:

  • Mệt mỏi.
  • Chóng mặt.
  • Tăng cân.
  • Mất cân bằng mật độ xương.
  • Viêm da.
  • Vấn đề về trí nhớ và tư duy.

Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn nhưng hiếm gặp hơn bao gồm:

  • Trầm cảm.
  • Ý nghĩ và hành vi tự tử.
  • Phát ban nặng.
  • Tổn thương một số cơ quan ví dụ như viêm gan.

Phẫu thuật

Khi thuốc không đáp ứng kiểm soát cơn động kinh đầy đủ, phẫu thuật điều trị động kinh có thể là một lựa chọn. Với phẫu thuật điều trị bệnh động kinh, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ vùng não gây ra cơn động kinh.
Phẫu thuật thường xảy ra khi các xét nghiệm cho thấy:

  • Cơn co giật bắt nguồn từ một vùng nhỏ, được xác định rõ ràng trong não.
  • Vùng não được phẫu thuật không can thiệp vào các chức năng quan trọng như lời nói, ngôn ngữ, chức năng vận động, thị giác hoặc thính giác.

Kích thích dây thần kinh phế vị

Kích thích dây thần kinh phế vị có thể là một lựa chọn khi thuốc không có tác dụng đủ tốt để kiểm soát cơn động kinh và không thể phẫu thuật. Trong kích thích dây thần kinh phế vị, một thiết bị gọi là máy kích thích dây thần kinh phế vị được cấy bên dưới da ngực. Dây từ máy kích thích được nối với dây thần kinh phế vị ở cổ.

Hầu hết mọi người vẫn cần dùng thuốc chống động kinh, mặc dù một số người có thể giảm liều thuốc. Tác dụng phụ của kích thích dây thần kinh phế vị có thể bao gồm đau họng, khàn giọng, khó thở hoặc ho.

Kích thích não sâu

Trong kích thích não sâu, bác sĩ cấy các điện cực vào một phần cụ thể của não. Các điện cực được kết nối với một máy phát điện được cấy vào ngực. Máy phát điện thường xuyên gửi các xung điện đến não theo khoảng thời gian định sẵn và có thể làm giảm cơn động kinh. Kích thích não sâu thường được sử dụng cho những người bị co giật không thuyên giảm khi dùng thuốc.

Chế độ ăn keto

Chế độ ăn keto là chế độ ăn kiêng theo nguyên tắc cắt giảm tối đa lượng tinh bột (carbohydrate) và tăng cường bổ sung protein cùng các chất béo có lợi cho cơ thể.

Một số trẻ em và người lớn bị động kinh có thể giảm cơn động kinh bằng cách tuân theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt có nhiều chất béo và ít tinh bột (carbohydrate). Đây có thể là một lựa chọn khi thuốc không giúp kiểm soát bệnh động kinh.

Tác dụng phụ của chế độ ăn ketogenic có thể bao gồm mất nước, táo bón, tăng trưởng chậm do thiếu hụt dinh dưỡng và tích tụ axit uric trong máu, có thể gây sỏi thận. Những tác dụng phụ này không phổ biến nếu chế độ ăn uống được giám sát đúng cách và về mặt y tế.

Trên đây là các phương pháp điều trị bệnh động kinh việc điều trị bệnh động kinh với mỗi người bệnh là khác nhau. Tùy vào tình trạng, loại động kinh mà người bệnh gặp bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare