Bệnh hen phế quản (hay còn gọi là hen suyễn) gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, các bệnh nhân thường lo lắng không biết hen suyễn có lây không, bệnh hen suyễn lây qua đường nào và có nguy cơ truyền nhiễm sang người khác xung quanh thông qua các hoạt động hàng ngày không?
Nguyên nhân gây ra hen phế quản (hen suyễn) là các tác nhân từ môi trường và di truyền, không phải do virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng. Vậy nên, bệnh hen phế quản không phải là bệnh truyền nhiễm. Việc sinh hoạt chung hoặc tiếp xúc thân mật với người mắc bệnh không làm lây nhiễm bệnh hen phế quản cho người khác.
Việc các thành viên trong một gia đình có nhiều người mắc hen phế quản là do yếu tố di truyền hoặc cùng sống trong một môi trường có nhiều yếu tố dị nguyên như: môi trường ô nhiễm khói bụi, khói thuốc lá, thuốc lào, môi trường sinh sống ẩm mốc,... không phải do sự truyền nhiễm của bệnh.
Bệnh hen phế quản không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên, nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị thì hen có thể được kiểm soát. Việc kết hợp sử dụng thuốc và không sử dụng thuốc là cần thiết để ngăn chặn những cơn hen phế quản cấp.
Mục tiêu dài hạn của điều trị hen là kiểm soát triệu chứng hen và duy trì khả năng hoạt động bình thường. Điều này sẽ giảm thiểu nguy cơ tử vong do hen, đợt cấp, giới hạn luồng khí dai dẳng và tác dụng phụ của thuốc trong tương lai.
Để kiểm soát triệu chứng hen suyễn và thay đổi lối sống, chúng ta cần xác định các yếu tố nguy cơ. Nhiều yếu tố đã được chứng minh làm tăng khả năng mắc bệnh và xuất hiện các triệu chứng của cơn hen phế quản. Các yếu tố này thường liên quan đến sự tiếp xúc với các yếu tố khởi phát bệnh, bao gồm:
Thông qua bài viết trên có thể giúp bạn yên tâm hơn vì hen phế quản không phải là một bệnh không lây nhiễm. Tuy nhiên, đây lại là căn bệnh khó điều trị khỏi hoàn toàn, vậy nên, bạn không nên chủ quan trong việc phòng và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm.