Bệnh lupus ban đỏ hệ thống được điều trị thế nào?
Lupus ban đỏ hệ thống được điều trị như thế nào?
Lupus ban đỏ hệ thống được điều trị như thế nào? - Ảnh: BookingCare

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống được điều trị thế nào?

Tác giả: - Xuất bản: 11/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 11/12/2023
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống nếu được chẩn đoán và điều trị sớm giúp cải thiện sức khỏe của người bệnh. Vậy Bệnh lupus ban đỏ hệ thống được điều trị thế nào?

Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh tự miễn bởi các rối loạn ở hệ thống miễn dịch. Bệnh có tính chất nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trên cơ thể người bệnh. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm giúp cải thiện sức khỏe của người bệnh. Vậy Bệnh lupus ban đỏ hệ thống được điều trị thế nào?

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống được điều trị thế nào?

Hiện tại chưa có cách điều trị khỏi hẳn bệnh lupus ban đỏ hệ thống, nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp người bệnh cảm thấy tốt hơn và cải thiện các triệu chứng. 

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng của người bệnh. Mục tiêu của việc điều trị là:

  • Kiểm soát triệu chứng.
  • Ngăn ngừa các cơn phát bệnh, và thuyên giảm bệnh hoàn toàn nếu có thể.
  • Ngăn ngừa hoặc làm chậm tổn thương ở các cơ quan.
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống.

1. Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID):  giúp giảm đau nhẹ và sưng tấy ở khớp và cơ.
  • Thuốc chống sốt rét, dùng để ngăn ngừa và điều trị sốt rét, để điều trị mệt mỏi, đau khớp, phát ban da, và viêm phổi gây ra bởi lupus.
  • Corticosteroid để giúp giảm viêm, giảm sưng, đau trong cơ thể.
  • Chất ức chế đặc hiệu BLyS: Những loại thuốc này hạn chế số lượng tế bào B bất thường (tế bào trong hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể) được tìm thấy ở những người mắc bệnh lupus. Giúp điều trị các triệu chứng lupus, belimumab, ngăn chặn hoạt động của một loại protein cụ thể trong cơ thể rất quan trọng trong phản ứng miễn dịch.
  • Thuốc ức chế miễn dịch/hóa trị: Được sử dụng trong những trường hợp bệnh lupus nặng, khi bệnh lupus ảnh hưởng đến các cơ quan chính và các phương pháp điều trị khác không có tác dụng. Những loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng vì chúng làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể.
  • Các loại thuốc khác: Người bệnh có thể cần các loại thuốc khác để điều trị các bệnh có liên quan đến bệnh lupus - chẳng hạn như huyết áp cao hoặc loãng xương. Nhiều người mắc bệnh lupus cũng có nguy cơ bị đông máu, có thể gây đột quỵ hoặc đau tim. Bác sĩ có thể kê toa thuốc chống đông máu để ngăn máu đông quá dễ dàng.

2. Ghép tế bào gốc

Tế bào gốc sinh ra các dòng tế bào máu và các tế bào miễn dịch, các tế bào máu già chết đi sau khi đã thực hiện hết chức năng sẽ được thay thế, đảm bảo duy trì hệ thống huyết học miễn dịch của cơ thể. Tế bào gốc của ngư­ời có nhiều trong tủy xương, máu cuống rốn và máu ngoại vi.

Người bệnh lupus ban đỏ hệ thống sẽ được khám sàng lọc, hội chẩn, nếu đủ tiêu chuẩn ghép tế bào gốc sẽ được nhập viện và tiến hành ghép tế bào gốc.

3. Các liệu pháp thay thế bổ sung

Các liệu pháp thay thế và bổ sung, ví dụ như chế độ ăn uống đặc biệt, thực phẩm bổ sung, và châm cứu, nhưng nghiên cứu chưa chỉ ra được liệu các cách này có giúp điều trị lupus được hay không.

Đối với các biến chứng nội tạng như hội chứng thận hư, suy thận, suy tim, tràn dịch màng tim… thì tùy vào mức độ và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị cụ thể.

Trên đây là các phương pháp điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Mong bài viết cung cấp thông tin cần thiết đến bạn đọc. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết