Bệnh thấp tim có nguy hiểm không và một số biến chứng cần lưu ý
Bệnh thấp tim có nguy hiểm không và một số biến chứng cần lưu ý
Bệnh thấp tim có nguy hiểm không
Một số biến chứng bệnh thấp tim - Ảnh: BookingCare

Bệnh thấp tim có nguy hiểm không và một số biến chứng cần lưu ý

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 03/11/2023 | Cập nhật lần cuối: 03/11/2023
Bệnh thấp tim có thể gây ra các tổn thương tim, thường hay gặp là tổn thương van tim gây hẹp van, hở van hoặc hẹp hở van tim. Cũng có thể biến chứng viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim (nhưng ít gặp hơn).

Bệnh thấp tim là thuật ngữ chung chỉ các vấn đề về tim xảy ra sau một cơn sốt thấp khớp (Rheumatic Fever). Sốt thấp khớp thường xuất hiện khoảng 2 - 3 tuần sau một hay nhiều đợt viêm họng do liên cầu bêta tan huyết nhóm A.  

Bệnh thấp tim nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phương pháp thì có thể khỏi hoàn toàn. Nếu phát hiện bệnh muộn và điều trị không đúng sẽ dẫn đến tình trạng suy tim nặng thậm chí là tử vong.

Bệnh thấp tim có nguy hiểm không và một số biến chứng

Tình trạng viêm do sốt thấp khớp có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng. Đối với một số người, tình trạng viêm gây ra các biến chứng lâu dài.

Sốt thấp khớp có thể gây ra các tổn thương tim, thường hay gặp là tổn thương van tim gây hẹp van, hở van hoặc hẹp hở van tim. Cũng có thể biến chứng viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim (nhưng ít gặp hơn):

  • Hẹn van: Van bị thu hẹp, gây cản trở sự lưu thông của máu qua đó.
  • Hở van tim: các van tim đóng lại không kín làm cho dòng máu có thể trào ngược lại trong thời kỳ đóng van. Khi hở van, tim phải làm việc nhiều hơn để bù đắp khối lượng máu bị thiếu hụt do trào ngược.
  • Tổn thương cơ tim: Tình trạng viêm liên quan đến sốt thấp khớp có thể làm suy yếu cơ tim, ảnh hưởng đến khả năng bơm máu.

Các tình trạng khác có thể phát triển nếu có tổn thương mô tim, van hai lá hoặc các van tim khác bao gồm:

  • Suy tim: Đây là một tình trạng nghiêm trọng khi  tim bị yếu, không thể bơm máu đi nuôi cơ thể một cách hiệu quả, khiến máu vận chuyển khắp cơ thể và qua tim chậm hơn so với người bình thường. 
  • Rung nhĩ: Tín hiệu tim hỗn loạn gây ra nhịp tim nhanh, đôi khi có thể chậm, không phối hợp được nhĩ và thất (mất đồng bộ nhĩ thất). Điều này khiến cơ tim co bóp không đều khiến khả năng bơm máu kém hiệu quả. Rung nhĩ có thể dẫn đến đột quỵ.

Tại Việt Nam, thấp tim thường gặp ở trẻ em độ tuổi từ 5 - 15 tuổi, nhưng cũng gặp không ít ở người trên 20 tuổi. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh van tim ở người trẻ.

Khoảng 50% bệnh nhân bị thấp tim sẽ tiếp tục bị tái phát thấp tim. Do vậy, khi đã bị thấp tim, cần điều trị dự phòng tái phát. Tùy tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể để phòng ngừa tái phát thấp tim, hạn chế đến mức thấp các bệnh van tim do thấp, ngăn ngừa được những đợt tái phát của bệnh.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết