Bệnh Trầm cảm: Đừng âm thầm chịu đựng một mình
Bệnh trầm cảm
Hãy vui lên, đừng âm thầm chịu đựng trầm cảm - Ảnh: Pixabay

Bệnh Trầm cảm: Đừng âm thầm chịu đựng một mình

Tác giả: - Xuất bản: 07/04/2021 - Cập nhật lần cuối: 15/01/2024
Cảm xúc không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối, chúng cho ta thấy mình là con người. Trầm cảm không phải là sự yếu đuối, hãy chia sẻ để được chữa lành.

Nikki Webber Allen, một người phụ da màu đã từng trải qua căn bệnh trầm cảm và cũng như nhiều người trong cộng đồng, cô đã từng quan niệm sai rằng trầm cảm là dấu hiệu của yếu đuối, một cá tính xấu.

Rồi một ngày, cô đã dũng cảm đứng trên sân khấu TED để chia sẻ câu chuyện của với tất cả mọi người. Một câu chuyện hay và cảm động dành cho những người đã, đang hoặc sẽ có một lúc nào đó gặp phải trầm cảm.

Chúng tôi xin tóm lược và giới thiệu cùng bạn đọc nội dung bài chia sẻ "Đừng âm thầm chịu đựng trầm cảm". Bản quyền nội dung vẫn là của TED, xem bản đầy đủ tại đây. Cô chia sẻ:

"Cộng đồng hãy dẹp bỏ quan niệm sai lầm rằng trầm cảm là dấu hiệu của sự yếu đuối và ngăn không cho người bệnh tìm cách chữa lành".

Nội dung bài viết cũng sẽ cùng chia sẻ thêm các nội dung chuyên môn để làm rõ các thông tin cho bạn đọc.

Đừng âm thầm chịu đựng trầm cảm

“Cảm xúc không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối, chúng cho ta thấy mình là con người”.

"Vài năm trước, tôi được chẩn đoán mắc bệnh lo âu và trầm cảm, hai chứng bệnh thường đi đôi với nhau. Có một thời gian tôi không thổ lộ chuyện này với bất kỳ ai, nhất là ở trước một đám đông. 

Nikki Webber Allen
Nikki Webber Allen trên TED. Ảnh: http://thedepressionfighter.com/

Quan niệm sai lầm về Trầm cảm 

Là một phụ nữ da màu, tôi phải học cách trở nên kiên cường một cách phi thường để thành công. Và cũng như nhiều người trong cộng đồng của mình, tôi đã quan niệm sai rằng trầm cảm là dấu hiệu của yếu đuối, một cá tính xấu.

Nhưng tôi không yếu đuối. Tôi là một người có nhiều tham vọng. Tôi đã có bằng thạc sĩ trong lĩnh vực truyền thông, và có một sự nghiệp đáng nể trong lĩnh vực phim ảnh và truyền hình. Tôi thậm chí đã đạt hai giải Emmy cho nỗ lực chăm chỉ của mình. 

Vâng, tôi đã tận sức, tôi đánh mất hứng thú với những thứ tôi từng thích, hầu như không ăn uống, vật vã với chứng mất ngủ cảm thấy đơn độc và kiệt sức. Nhưng trầm cảm ư? Không, không phải là tôi". 

Phải mất nhiều thời gian tôi mới thừa nhận nó. Nhưng bác sĩ nói đúng. Tôi đã bị trầm cảm

Âm thầm chịu đựng trầm cảm

Nhưng tôi đã không nói với bất cứ ai về bệnh tình của mình. Tôi cảm thấy xấu hổ. Tôi không nghĩ mình có quyền bị trầm cảm. Tôi có một cuộc sống khá tốt, với gia đình hạnh phúc và sự nghiệp thành công.

Khi nghĩ về những điều khủng khiếp mà tổ tiên của tôi đã trải qua trên đất nước nầy để tôi có một sống tốt hơn, tôi càng thấy xấu hổ. Tôi đã được đứng trên vai của họ. Làm sao tôi có thể làm họ thất vọng? Tôi cố gắng ngẩng cao đầu, nở nụ cười và không bao giờ hé môi. 

Đừng âm thầm chịu đựng trầm cảm
Đừng âm thầm chịu đựng trầm cảm - Ảnh: Pixabay

Một ngày tôi nhận cuộc gọi từ mẹ nói rằng cháu trai 22 tuổi của tôi Paul, đã chọn kết liễu đời mình sau nhiều năm chống chọi với trầm cảm và lo âu. 

Cõi lòng tôi tan nát, không có từ ngữ nào diễn tả được. Paul và tôi rất thân nhau, nhưng tôi không hề biết thằng bé đau khổ đến như vậy. 

Chúng tôi không ai nói với ai về sự vật vã của chính mình. Sự xấu hổ và nỗi sợ tai tiếng khiến cả hai chúng tôi im lặng. 

Can đảm đối diện với trầm cảm

Giờ đây, tôi giải quyết nghịch cảnh bằng cách đối diện với nó, tôi dành hai năm kế tiếp tìm hiểu về trầm cảm và lo âu và những tôi tìm thấy thật khó mà tưởng tượng. 

Tổ chức Sức khoẻ Thế giới báo cáo rằng trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau ốm và tàn tật trên thế giới. Người ta vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra trầm cảm.

Nhưng nghiên cứu cho thấy phần lớn rối loạn tâm thần, ít nhất một phần, là do sự mất cân bằng hoá học trong não, và/ hoặc do khuynh hướng di truyền. Thế nên, bạn không thể muốn hết bệnh là hết được.

Nhưng có một tin tốt là 70% người mắc trầm cảm cảm thấy tốt hơn nhờ trị liệu, điều trị và thuốc men. Biết được thông tin trên, tôi đã quyết định rằng: mình sẽ không im lặng nữa. Với sự đồng ý của gia đình, tôi chia sẻ câu chuyện của chúng tôi với hy vọng làm dấy lên dư luận trên toàn quốc. 

Chúng ta cần bỏ đi những quan niệm già nua mệt mỏi của phụ nữ da đen kiên cường và đàn ông da đen siêu nam tính, vẫn đứng lên và chiến đấu. Sau bao nhiêu lần bị quật ngã. 

Hay như với nền văn hóa phương Đông, việc khóc là thể hiện sự mềm yếu cho cả nam và nữ đặc biệt nam giới. Mạnh mẽ là khi đối diện với đau khổ hay chính cảm xúc khó chịu và tìm ra bài học hay thông điệp sau cảm xúc để vượt qua chúng. Thay vì lựa chọn né tránh cảm xúc tiêu cực bằng những hoạt động kích thích bên ngoài hoặc kìm nén, phủ nhận cảm xúc của mình.

Có cảm xúc không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối. Có cảm xúc cho ta thấy mình là con người. 

Phủ nhận đặc tính con người, khiến ta cảm thấy trống rỗng bên trong, ta tìm cách tự cứu chữa để lấp đầy lổ trống. Liều thuốc mà tôi từng dùng là tham vọng. 

Chia sẻ về trầm cảm sẽ được chữa lành

Giờ đây, tôi công khai chia sẻ câu chuyện của mình, và kêu gọi mọi người cùng chia sẻ. Tôi tin nó sẽ giúp những người đang âm thầm đau khổ biết rằng họ không cần phải chịu đựng một mình và với sự giúp đỡ họ sẽ được chữa lành. 

Hiện giờ, tôi vẫn còn phải đánh vật, đặc biệt với sự lo âu, nhưng tôi đã kiểm soát được nó bằng thiền và yoga mỗi ngày và chế độ ăn uống lành mạnh. 

Nikki Webber Allen còn chia sẻ rằng, nếu cảm thấy mọi thứ không ổn, cô sẽ đặt hẹn với bác sĩ tâm lý, người sẽ mang lại an ủi cho cô. 

Kết thúc bài chia sẻ, Cô hy vọng mình có thể động viên người khác bằng chính bài học về trầm cảm mà mình đã trải qua. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết