Những dấu hiệu bệnh trầm cảm và cách tự đánh giá

Sản phẩm của BookingCare
Tác giả: Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hữu Lợi
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hữu Lợi
Bác sĩ Điều trị tại Viện Pháp y Tâm thần Trung ương
Xuất bản: 30/12/2016, Cập nhật lần cuối: 01/06/2023

Bệnh trầm cảm ngày nay là một vấn đề sức khỏe tâm thần của thời đại. Rối loạn trầm cảm có thể xảy ra ở tất cả mọi người thuộc tất cả các tầng lớp xã hội, ở mọi quốc gia, và ở mọi nền văn hóa. Bác sĩ Nguyễn Hữu Lợi sẽ chia sẻ thêm đến bạn đọc về những dấu hiệu trầm cảm trong bài viết dưới đây.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Những dấu hiệu bệnh trầm cảm và cách tự đánh giá
Những dấu hiệu bệnh trầm cảm và cách tự đánh giá - Ảnh: BookingCare

Ước tính có khoảng trên 3 triệu người Việt Nam gặp các vấn đề về tâm lý, trầm cảm. Do đó, trầm cảm ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của người dân, cộng đồng xã hội và những nhà chuyên môn trong lĩnh vực y tế.

Nếu bạn đọc mong muốn tìm hiểu các triệu chứng và tự đánh giá bệnh trầm cảm, hãy cùng BookingCare tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây. Để đảm bảo tính chuyên môn, cung cấp thêm các nội dung hữu ích, bài viết có sự cố vấn nội dung từ Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hữu Lợi:

THÔNG TIN THẠC SĨ, BÁC SĨ NGUYỄN HỮU LỢI

  • Bác sĩ Điều trị tại Viện Pháp y Tâm thần Trung ương (2015 - nay)
  • Thạc sĩ Y học Chuyên ngành Tâm thần, Đại học Y Hà Nội 

Theo các chuyên gia sức khỏe tâm thần, trầm cảm ngày nay là một vấn đề sức khỏe tâm thần của thời đại. Trầm cảm có xu hướng ngày càng gia tăng lên, đặc biệt là trong và hậu đại dịch Covid-19 vừa qua.

Trầm cảm là gì?

Mọi người đều có thể cảm thấy buồn và chán nản vào một lúc nào đó trong cuộc đời mình. Những cảm xúc buồn hay chán nản thoáng qua là hoàn toàn bình thường, đặc biệt là vào những thời điểm khó khăn. Tuy nhiên, những người nào mà không thể thoát ra khỏi những cảm xúc này trong khoảng thời gian 2 tuần hoặc hơn thì có thể bị trầm cảm. 

Trầm cảm là một rối loạn khí sắc thường gặp trong các rối loạn tâm thần. Nó là một tình trạng buồn chán, giảm hứng thú quá mức và kéo dài, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động trong cuộc sống như công việc/học tập, gia đình và xã hội. Theo các chuyên gia, trầm cảm là rối loạn tâm thần có thể điều trị được, tuy nhiên thời gian sẽ kéo dài và cần có những phương pháp điều trị phù hợp.

Theo đó, tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm ở phụ nữ là 1/4 và ở nam giới là 1/10, tỉ lệ chung là 15%. Trầm cảm cũng có thể khởi phát ở trẻ em và người lớn tuổi. Bạn nên đi khám tại bệnh viện, phòng khám trầm cảm uy tín để được các bác sĩ chẩn đoán và tư vấn điều trị, tránh diễn biến xấu.

Dấu hiệu của trầm cảm

Biểu hiện và mức độ trầm cảm ở từng người bệnh sẽ khác nhau, nhưng thông thường sẽ chia thành các nhóm triệu chứng: Cảm xúc, Tư duy, Cơ thể và Hành vi.

Cảm xúc

  • Khí sắc giảm: Nét mặt buồn bã, nhiều khi không phản ứng với các khích thích bên ngoài.
  • Cảm thấy trống rỗng, buồn rầu, chán nản.
  • Mất hứng thú trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt các hứng thú vốn có trước đây đều bị giảm hoặc mất.
  • Khóc lóc nhiều hoặc không có thể khóc.
  • Cảm thấy cô đơn mặc dù có nhiều người xung quanh

Tư duy

  • Mất tự tin vào bản thân: bệnh nhân thường đánh giá thấp bản thân, cho rằng bản thân không làm được điều gì tốt đẹp hoặc không hoàn thành được nhiệm vụ được giao.
  • Cảm thấy tội lỗi, trường hợp nặng có các hoang tưởng tự buộc tội.
  • Có những suy nghĩ bi quan, tiêu cực về bản thân, những người xung quanh và thế giới. Đặc biệt bệnh nhân luôn bi quan về tương lai, không thấy được đường đi cho bản thân.
  • Có cảm giác vô vọng, suy nghĩ về cái chết, nặng hơn có thể có các ý tưởng tự sát, tự hủy hoại bản thân.
Người trầm cảm thường có những cảm xúc tiêu cực kéo dài
Người trầm cảm thường có những cảm xúc tiêu cực kéo dài - Ảnh: Internet

Hành vi

  • Chậm chạp, cảm giác khó khăn ngay khi làm các công việc đơn giản.
  • Ăn uống kém: giảm sự ngon miệng, không thấy cảm giác đói hoặc không có nhu cầu ăn uống. Có trường hợp lại xuất hiện ăn uống vô độ.
  • Rối loạn giấc ngủ, đa số là mất ngủ, thường thức giấc nhiều lần hoặc dậy sớm, cũng có trường hợp ngủ li bì.
  • Không làm được các công việc bình thường như trước đây.
  • Giảm khả năng tập trung, ngay cả việc đơn giản bệnh nhân cũng không có khả năng chú ý, tập trung được.
  • Trường hợp nặng có hành vi tự sát hoặc gây tổn thương cho chính mình.

Cơ thể

  • Đau đầu, đau nhức trong cơ thể, dù không hề có tổn thương hay mắc bệnh gì.
  • Dễ mệt mỏi: dù chỉ làm công việc đơn giản nhưng bệnh nhân vẫn có cảm giác mệt mỏi. Mệt mỏi toàn thân, đặc biệt vào buổi sáng sớm.
  • Bồn chồn, bất an, đứng ngồi không yên…
  • Giảm ham muốn tình dục

Để biết chính xác mình có bị trầm cảm không, bạn đọc cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Tâm thần (hoặc tư vấn online với bác sĩ nếu chưa đi khám được). Ngoài ra, bạn có thể tự làm các bài test tâm lý và chấm điểm mức độ trầm cảm trước khi quyết định thăm khám với bác sĩ. Hiện có nhiều bài test trầm cảm, lo âu miễn phí đáng tin cậy như bài test BECK, bài test DASS,...

Tự đánh giá trầm cảm qua 10 câu hỏi đơn giản

Trong thực tế, rất nhiều người có các biểu hiện trầm cảm ở các mức độ khác nhau (từ nhẹ đến nặng) nhưng không biết mình bị trầm cảm. Nhiều trường hợp không đi khám và điều trị kịp thời khiến cuộc sống, công việc gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí để lại những hậu quả đáng buồn. 

Bảng 10 câu hỏi đơn giản dưới đây có thể giúp bạn hoặc người thân phần nào đánh giá các biểu hiện, dấu hiệu của bệnh trầm cảm, từ đó kịp thời thăm khám, tư vấn với các bác sĩ chuyên khoa Tâm thần

Bộ 10 câu hỏi đơn giản đánh giá bệnh trầm cảm
Bộ 10 câu hỏi đơn giản đánh giá bệnh trầm cảm - Ảnh: BookingCare

Đánh giá kết quả

Nếu bạn có năm (05) câu trả lời “có” hoặc nhiều hơn, có thể bạn đã có những triệu chứng của trầm cảm. Bạn có thể mang bảng câu hỏi này đến bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Nội dung chuyên môn bài viết trên đây được chia sẻ bởi Bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe tâm thần - Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hữu Lợi.

Thăm khám, tư vấn trầm cảm với bác sĩ tâm thần

Sau khi thực hiện bộ câu hỏi trên hoặc các bài test trầm cảm BECK, bài test trầm cảm DASS,... bạn đọc có thể phần nào tự đánh giá tình trạng của mình. Nếu thấy mức độ nhẹ, bạn có thể tự xem xét và điều chỉnh lại bản thân và cuộc sống hoặc tìm một người để được lắng nghe, thấu hiểu. Còn với mức độ vừa và nặng, bạn đọc nên chủ động đến gặp chuyên gia, bác sĩ tâm thần để được đánh giá và tư vấn.

Dưới đây là danh sách bác sĩ tâm thần giỏi, uy tín tại Hà Nội và TPHCM để bạn đọc tham khảo.

Bác sĩ khám trầm cảm uy tín ở Hà Nội

1. TS.BS Lã Thị Bưởi

  • 50 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các vấn đề về Tâm thần, tâm lý
  • Nguyên cán bộ giảng dạy bộ môn Tâm thần đại học Y Hà Nội
  • Nguyên Trưởng phòng tâm thần Nhi, Trưởng phòng điều trị T4 Khoa tâm thần BV Bạch Mai
  • Từng tu nghiệp và học tập tại nhiều nước có nền y học tiên tiến: Trung Quốc, Bulgaria, Hà Lan, Thụy Sĩ, Australia

TS.BS Lã Thị Bưởi là bác sĩ chuyên khoa tâm thần dày dặn kinh nghiệm, được tiếp cận sớm với nhiều kiến thức chuyên ngành tại các nước có nền y học tiên tiến. Bên cạnh hoạt động thăm khám, TSS.BS Lã Thị Bưởi còn tích cực tham gia viết sách, nghiên cứu, báo cáo khoa học và các chương trình về sức khỏe tâm thần trên VTV1, VTV2, VNExpress, Vietnamnet…

Chân dung TS.BS Lã Thị Bưởi
Chân dung TS.BS Lã Thị Bưởi - Ảnh: BookingCare

Thông tin lịch khám

  • Địa chỉ: Phòng khám Chuyên khoa Tâm thần Ngọc Minh (Số 3, ngách 5, ngõ 259 Phố Vọng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
  • Lịch khám: TS.BS Lã Thị Bưởi có lịch khám đều đặn từ thứ Hai đến thứ Bảy trong khoảng 8h30 - 16h30 (riêng thứ Bảy chỉ làm buổi sáng từ 8h30 - 11h30)

2. PGS.TS.BS Trần Hữu Bình

  • Nguyên Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyên Phó Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần trường Đại học Y Hà Nội
  • Ban chấp hành Hội Tâm thần học Việt Nam
  • Trên 50 công trình nghiên cứu khoa học đăng tải trong các tạp chí khoa học uy tín: Tạp chí Nghiên cứu khoa học Đại học Y Hà Nội, tạp chí Tổng hội Y Dược học Việt Nam, tạp chí Y học thực hành Bộ Y tế, tạp chí Hội Tâm thần học Việt Nam,...

PGS.TS.BS Trần Hữu Bình là chuyên gia tâm thần đầu ngành, với vốn kiến thức chuyên sâu và thái độ tận tâm với nghề, bác sĩ được cả đồng nghiệp và bệnh nhân tôn trọng, yêu quý.

Với hơn 45 năm kinh nghiệm, PGS.TS.BS Trần Hữu Bình đã thăm khám và điều trị tích cực cho nhiều trường hợp bệnh nhân trầm cảm với các dấu hiệu như buồn chán, mất thích thú, mệt mỏi, vô lực, giảm tập trung chú ý, kém tự tin, nhìn tương lai ảm đạm và bi quan,...

Thông tin lịch khám

  • Địa chỉ: Phòng khám Chuyên khoa Yên Hòa (số 11 i4, ngõ 37 Trần Kim Xuyến, khu Đô Thị Mới Yên Hoà, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội)
  • Lịch khám: Lịch khám của PGS.TS.BS Trần Hữu Bình chủ yếu rơi vào thứ Hai, Tư, Năm, Bảy từ 8h30 - 11h30

3. ThS.BS Nguyễn Thị Hoa

  • Bác sĩ khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Lão khoa Trung ương (2021 - nay)
  • Giảng viên, Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần, Trường Đại học Y Hà Nội
  • Học viên thực tập lâm sàng và hỗ trợ nghiên cứu, khoa Tâm thần và Trị liệu Tâm lý, Bệnh viện Charité, Đức

ThS.BS Nguyễn Thị Hoa là bác sĩ tâm thần trẻ nhưng sở hữu chuyên môn vững vàng khi được đào tạo ở cả trong và ngoài nước. Bác sĩ Hoa đảm nhận vị trí giảng viên tại Đại học Y Hà Nội thế nên cách truyền đạt, tư vấn của bác sĩ khá rõ ràng, dễ hiểu giúp quá trình thăm khám đạt hiệu quả tốt hơn.

Bác sĩ Hoa hiện công tác tại Bệnh viện Lão khoa, một đơn vị có thế mạnh về thăm khám trầm cảm, sức khỏe tinh thần. Là bệnh viện công lập nên chi phí tại đây khá hợp lý (phí tư vấn: 150.00đ/lượt) bạn đọc quan tâm có thể đặt lịch khám với Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa.

ThS.BS Nguyễn Thị Hoa
ThS.BS Nguyễn Thị Hoa - Ảnh: BookingCare

Thông tin lịch khám

  • Địa chỉ: Bệnh viện Lão khoa Trung ương (Số 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội)
  • Lịch khám: Thứ Hai, Ba, Tư, Năm từ 7h30 - 16h30

Bác sĩ khám trầm cảm uy tín ở TPHCM

1. BS CKII Trần Minh Khuyên

  • Nguyên Trưởng khoa lâm sàng, Bệnh tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tốt nghiệp Tâm lý trị liệu, trường Tâm lý Thực hành Paris
  • Học chuyên khoa cấp I và chuyên khoa cấp II Chuyên ngành Tâm thần, Đại học Y khoa Huế

Tính tới nay, BS CKII Trần Minh Khuyên đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong hoạt động thăm khám tầm thần và trị liệu tâm lý. Với kinh nghiệm thăm khám chuyên sâu, lâu năm, được đào tạo bài bản ở nước ngoài, BS Trần Minh Khuyên được nhận xét là thăm khám có tâm, chu đáo, nhẹ nhàng, biết tạo bầu không khí giúp quá trình thăm khám với người trầm cảm nhẹ nhàng, thoải mái hơn.

Thông tin lịch khám

  • Địa chỉ: Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 (20-22 Dương Quang Trung, Phường 12, Quận 10, TPHCM)
  • Lịch khám: Tứ thứ Hai đến thứ Sáu: 8h00 - 15h30

2. BS CKI Nguyễn Trọng Tuân

  • Gần 20 năm kinh nghiệm khám, chẩn đoán và chữa trị các bệnh lý về Tâm thần
  • Hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần TPHCM
  • Thực tập chương trình FFI chuyên ngành Tâm thần tại Bệnh viện TENON, Cộng hòa Pháp

Bác sĩ tâm thần khám, tư vấn trầm cảm đáng tin cậy ở TPHCM tiếp theo mà BookingCare muốn giới thiệu là BS CKI Nguyễn Trọng Tuân. BS Nguyễn Trọng Tuân hiện công tác tại Bệnh viện Tâm thần TPHCM, cơ sở thăm khám chuyên sâu về trầm cảm, tâm lý thế nên hằng ngày bác sĩ thăm khám, tiếp xúc với vô cùng nhiều bệnh nhân, từ đó hình thành nên vốn kinh nghiệm thực tiễn quý báu.

Nhiều bệnh nhân trầm cảm lâu năm, trầm cảm sau sinh sau đã có kết quả điều trị tích cực sau khi kiên trì thăm khám và tuân theo phác đồ điều trị của Bác sĩ Tuân. 

BS CKI Nguyễn Trọng Tuân
BS CKI Nguyễn Trọng Tuân có lịch khám tại Bệnh viện Tâm thần TPHCM và Phòng khám Hello Doctor - Ảnh: BookingCare

Thông tin lịch khám

  • Địa chỉ: Phòng khám Hello Doctor (152/6 Thành Thái, phường 12, quận 10, TPHCM)
  • Lịch khám: Thời gian khám của bác sĩ thường rơi vào buổi sáng các ngày trong tuần và khám ngoài giờ hành chính từ 17h - 19h. Để biết chi tiết  và chính xác lịch khám hơn, bạn đọc vui lòng đặt lịch khám với BS Nguyễn Trọng Tuân trước.

3. ThS.BS CKI Trần Nguyễn Khánh Minh

  • Bác sĩ được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực Tâm thần kinh
  • Tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú Bộ môn Tâm thần - Đại học Y Dược TP. HCM
  • Học tập và thực hành tại Đơn vị Tâm Thần - khoa Nội Thần kinh - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương và Bệnh viện Tâm thần TP. HCM (11/2018 - 05/2021)

BS Trần Nguyễn Khánh Minh chuyên chẩn đoán, tư vấn và điều trị các bệnh lý tâm thần, trầm cảm ở những người trưởng thành, người cao tuổi. Khi thăm khám với bác sĩ Khánh Minh, bạn đọc sẽ được tư vấn sử dụng đúng cách các thuốc chống trầm cảm, giải lo âu, chống loạn thần, hướng dẫn thay đổi lối sống phù hợp với bệnh.

Thông tin lịch khám:

  • Địa chỉ: Trung tâm Y khoa Vạn Hạnh (159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, PHCM)
  • Lịch khám: Từ thứ Hai đến thứ Bảy: 7h30 - 16h (Riêng thứ Bảy chỉ khám vào buổi sáng: 7h30 - 11h00)

Trong danh sách các bác sĩ trên, PGS.TS.BS Trần Hữu BìnhThS.BS Nguyễn Thị Hoa có nhận thăm khám, tư vấn trầm cảm, tâm lý online, từ xa, phù hợp với những bạn ở xa, không ở những thành phố lớn hoặc không tiện di chuyển.

Hy vọng qua những nội dung trên đây, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích về dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Khi nhận thấy chính mình hoặc người thân có xuất hiện các dấu hiệu trên kéo dài thì nên nhanh chóng thăm khám với các bác sĩ tâm thần để được tư vấn. 

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Tư vấn trầm cảm với Bác sĩ Hà Nội - TPHCM. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Sau đây là một số bác sĩ giỏi chuyên Khám, tư vấn trầm cảm từ xa. Bệnh nhân có thể đặt lịch ngay tại đây để được tư vấn

Tài liệu tham khảo
1. http://www.nimh.gov.vn/trac-nghiem-tam-ly/28-cac-trc-nghim/54-bng-hi-t-anh-gia-trm-cm.html
2. http://www.bvtttw1.gov.vn/?lang=V&func=newsdetail&newsid=845&CatID=34&MN=7
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/