Bệnh trầm cảm phụ nữ khám ở đâu tốt tại Hà Nội?

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 04/11/2017 - Cập nhật lần cuối: 08/09/2023

Nếu ở nam giới, tỷ lệ mắc chứng trầm cảm là 10% thì con số này ở phụ nữ lên đến 20%. Trầm cảm có thể điều trị được nếu phát hiện sớm và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 

Trầm Cảm ở phụ nữ là tình trạng thường gặp
Trầm Cảm ở phụ nữ là tình trạng thường gặp - Ảnh: Pixabay

Nếu ở nam giới, tỷ lệ mắc chứng trầm cảm là 10% thì con số này ở phụ nữ lên đến 20%. Thực tế, những cảm xúc buồn hay chán nản thoáng qua là hoàn toàn bình thường, đặc biệt là vào những thời điểm khó khăn.

Nhưng những ai không thể thoát ra khỏi những cảm xúc này trong khoảng thời gian 2 tuần thì có thể bị một chứng bệnh gọi là trầm cảm. Là tình trạng buồn chán, giảm hứng thú quá mức và kéo dài. Trầm cảm có thể điều trị được nếu phát hiện sớm và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Các tiêu chí để chẩn đoán trầm cảm giống nhau ở cả 2 giới, tuy nhiên, các biểu hiện của trầm cảm ở phụ nữ thường nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu cho rằng, nó có thể liên quan đến nồng độ nội tiết tố sinh dục nữ.

Trong nội dung bài viết dưới đây, BookingCare sẽ tổng hợp các biểu hiện, lý do trầm cảm ở nữ giới và các địa chỉ khám chữa bệnh trầm cảm phụ nữ tốt ở Hà Nội để bạn đọc tham khảo.

6 biểu hiện trầm cảm ở nữ giới

Bạn đọc có thể tham khảo kỹ những biểu hiện dưới đây để đánh giá xem mình có mắc trầm cảm hay không.

  • Hứng thú giảm sút, thậm chí biến mất
  • Cảm giác vô vọng
  • Cảm giác lẻ loi, không ai giúp đỡ
  • Bình luận thấp bản thân
  • Mất đi sự linh hoạt
  • Cuộc sống không có ý nghĩa

Các biểu hiện của trầm cảm thường rất đa dạng và cũng khác nhau tùy theo độ tuổi. Nếu thấy có 6 biểu hiện trên đây, bạn đọc có thể thực hiện thêm các bài test trầm cảm online hoặc khám chuyên khoa Tâm bệnh để làm các test đánh giá mức độ trầm cảm. Hoặc đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ để thuận tiện hơn. 

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết trầm cảm
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết trầm cảm
Ảnh: Healthplus

Bất cứ có một biểu hiện nào rõ ràng và nổi trội trong 6 biểu hiện trên, bạn đều nên nghĩ đến khả năng bị trầm cảm. Nếu có nghi ngờ, khó xác định, bạn cần đi khám bác sĩ, hoặc đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ chuyên khoa

Tại sao phụ nữ bị ảnh hưởng bởi trầm cảm nặng nề hơn nam giới?

Dù chưa rõ ràng, nhưng sẽ có một số nguyên nhân, giả thuyết về việc phụ nữ bị ảnh hưởng bởi trầm cảm nặng nề hơn nam giới.

Tổn thương di truyền: Các yếu tố tổn thương và di truyền khi kết hợp với căng thẳng trong cuộc sống, đặc biệt là các sự kiện xảy ra khi còn thơ ấu, có thể góp phần tăng khả năng xảy ra trầm cảm ở nữ giới.

Tuổi mới lớn: Sau khi dậy thì, sự khác biệt xuất hiện, ở độ tuổi từ 16 đến 20, bé gái bắt đầu có nguy cơ bị trầm cảm gấp đôi bé trai.

Mang thai: Sự thay đổi hormone bất thường trong và sau khi mang thai làm mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh được khởi phát từ não bộ. Sau khi sinh, áp lực từ việc nuôi và chăm sóc em bé có thể khiến bà mẹ cảm thấy quá sức chịu đựng.

Giai đoạn tiền mãn kinh: Quá trình tăng và giảm dần hormone sinh sản diễn ra ở giai đoạn tiền mãn kinh có thể góp phần dẫn đến trầm cảm.

Tác động từ môi trường: Phải đảm nhận cùng một lúc quá nhiều vai trò vô hình chung khiến người phụ nữ chịu áp lực hơn, làm tăng nguy cơ stress, lâu ngày có thể dẫn đến trầm cảm.

Xem thêm

Trầm cảm phụ nữ đi khám ở đâu tốt tại Hà Nội?

Khi bị trầm cảm, có biểu hiện trầm cảm hoặc khám loại trừ bệnh trầm cảm thì nên đi khám với các bác sĩ Tâm thần và bệnh viện, phòng khám uy tín. Vấn đề tưởng dễ dàng nhưng rất nhiều người đi khám không đúng bác sĩ.

1. Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia

  • Địa chỉ: Tầng 1, nhà T6, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai , số 78, Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Chức năng nhiệm vụ của Phòng Khám, Tư vấn và Điều trị ngoại trú là:

  • Khám và điều trị ngoại trú bệnh nhân có rối loạn tâm thần
  • Tư vấn sức khỏe tâm thần cho bệnh nhân và gia đình người bệnh
  • Thực hiện các kỹ thuật Điện não đồ, Điện não video, Lưu huyết não, Điện tâm đồ để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị
  • Thực hiện liệu pháp kích thích từ xuyên sọ (TMS) trong điều trị bệnh nhân trầm cảm

Viện Sức khỏe Tâm thần là nơi khám chữa bệnh đầu ngành về các rối loạn tâm thần nói chung và trầm cảm nói riêng. Tại đây quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành về sức khỏe tâm thần. Nữ giới ở tất cả các độ tuổi: thanh thiếu niên, sau sinh, tiền mãn kinh, mãn kinh khi gặp trầm cảm đều có thể đến thăm khám và điều trị tại đây.

Viện sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai
Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai 

Kinh nghiệm đi khám

Người bệnh đến khám chữa trầm cảm tại Viện Sức khỏe Tâm thần không nhất thiết đăng kí trực tiếp tại Viện mà có thể đăng kí khám tại các vị trí sau:

  • Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai
  • Khoa Khám theo yêu cầu, Bệnh viện Bạch Mai (chi phí khám cao hơn khám thường)
  • Tòa T6, Viện Sức khỏe Tâm thần

Các khoa khám của Bệnh viện Bạch Mai đều có bác sĩ của Viện sức khỏe Tâm thần thăm khám. Vì vậy, người bệnh có thể đăng kí tại một trong các vị trí này để được bác sĩ thăm khám.

Ngoài ra, người bệnh có thể đến khám vào tất cả các ngày trong tuần.

2. Bệnh viện Tâm thần Trung ương I

  • Địa chỉ: Xã Hòa Bình, Thường Tín, Hà Nội 

Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 là bệnh viện đầu ngành của cả nước về điều trị tâm bệnh, trang thiết bị y tế hiện đại và đồng bộ, với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, có nhiều nghiên cứu, đóng góp cho ngành Tâm thần trong và ngoài nước. 

Bệnh viện có chức năng khám và điều trị các bệnh như: Tâm thần phân liệt, động kinh, loạn thần cấp, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, trầm cảm nội sinh, ý nghĩ tự sát, kích động, đau đầu, mất ngủ, các chứng đau mạn tính, ác mộng, trầm cảm, lo âu, các rối loạn liên quan stress...

Một số bác sĩ khám chữa Trầm cảm giỏi đã và đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I như: 

Kinh nghiệm đi khám

Bệnh viện nằm ở khá xa trung tâm thành phố Hà Nội, tuy nhiên đổi lại không gian rộng rãi, không quá đông bệnh nhân nên không phải chờ đợi lâu khi đi khám.

Hiện tại, bệnh viện bắt đầu triển khai đặt hẹn qua tổng đài, người bệnh có thể vào trang web và xem hướng dẫn để đặt hẹn khám với các bác sĩ tại bệnh viện.

3. Phòng khám Hello Doctor

  • Địa chỉ: 
    • Cơ ở Hoàng Cầu: Số 5 Ngách 4 Ngõ 95, Hoàng Cầu, Đống Đa.
    • Cơ sở Ngọc Hồi: Lô 3, ngõ 131, đường Ngọc Hồi, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai

Phòng khám Hello Doctor là địa chỉ khám trầm cảm nói chung và khám trầm cảm ở phụ nữ nói riêng đáng tin cậy. Phòng khám cung cấp đa dạng các dịch vụ thăm khám bao gồm:

  • Đau đầu, chóng mặt 
  • Mất ngủ 
  • Rối loạn cảm xúc: lo âu, trầm cảm, căng thẳng, chán nản, mệt mỏi, bồn chồn, bất an...
  • Rối loạn thần kinh thực vật: hồi hộp, tim nhanh, viêm dạ dày đại tràng mạn tính, vã mồ hôi run tay chân, khó thở, tiểu nhiều mà xét nghiệm đều bình thường
  • Sa sút trí tuệ, lú lẫn, rối loạn liên quan dậy thì, sinh đẻ, mãn kinh
  • Rối loạn liên quan đến sử dụng chất

Phòng khám Hello Doctor quy tụ nhiều bác sĩ giỏi chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm, các chị em có thể lựa chọn thăm khám với Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Phương Thảo - để dể đàng chia sẻ và thấu hiểu tâm lý phụ nữ hơn:

  • Bác sĩ khám và điều trị tại Khoa Khám bệnh và Viện Sức khoẻ Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai
  • Bác sĩ chuyên khám và điều trị các rối loạn tâm lý, tâm thần ở trẻ em và người trưởng thành

Kinh nghiệm đi khám

Bác sĩ Lê Thị Phương Thảo có lịch khám tại cơ sở Ngọc Hồi. Với những bạn đọc không tiện di chuyển hoặc phải di chuyển xa thì có thể cân nhắc thăm khám tại cơ sở Hoàng Cầu với Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Viết Chung hoặc Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh. 

Nếu vẫn ưu tiên bác sĩ nữ hơn thì bạn đọc có thể lựa chọn thăm khám online với Bác sĩ Phương Thảo qua BookingCare.

4. Khoa Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Lão khoa Trung ương 

  • Địa chỉ: Số 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội 

Khoa Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Lão khoa Trung ương đảm nhiệm công tác điều trị nội trú, khám chữa bệnh nhân ngoại trú các bệnh lý tâm thần, thần kinh. Các bệnh lý chính điều trị tại Khoa bao gồm:

  • Rối loạn giấc ngủ
  • Hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ
  • Hội chứng lo âu
  • Trầm cảm, bao gồm trầm cảm phụ nữ
  • Loạn thần người già
  • Loạn thần do rượu
  • Tâm thần phân liệt...

Một số bác sĩ khám chữa trầm cảm giỏi đang trực tiếp thăm khám tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương như:

Kinh nghiệm đi khám 

Bệnh viện Lão khoa Trung ương chuyên sâu điều trị bệnh tâm thần nói chung và trầm cảm nói riêng cho người lớn trưởng thành, người cao tuổi.

Hiện tại, người bệnh có thể đặt khám với các bác sĩ tại Khoa Khám theo yêu cầu của bệnh viện qua BookingCare để được hỗ trợ tốt hơn.

5. Phòng khám Yên Hòa

  • Địa chỉ: Số 11 Ngõ 37 Trần Kim Xuyến, Cầu Giấy, Hà Nội

Phòng khám Yên Hòa là phòng khám chuyên khoa tư nhân mới thành lập, khám chuyên sâu về các rối loạn tâm lý, tâm thần. Phòng khám có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm:

  • PGS.TS. Trần Hữu Bình, Nguyên Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, một trong những bác sĩ đầu ngành về Sức khỏe tâm thần
  • THS.BS. Trần Thị Thu Hà, Bác sĩ đang công tác tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai

Phòng khám hiện chưa có hệ thống trang thiết bị thăm khám và điều trị. Tuy nhiên, phần lớn bệnh trầm cảm chưa cần thiết bị hỗ trợ điều trị mà phụ thuộc vào kinh nghiệm của bác sĩ.

Kinh nghiệm đi khám

Hiện tại người bệnh có thể đặt hẹn khám trước với các bác sĩ tại phòng khám qua BookingCare.

6. Phòng khám Tâm thần KaZuO

  • Địa chỉ: Ô số 13+14, Trung Yên 6, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Phòng khám KaZuO là phòng khám chuyên về thăm khám, điều trị rối loạn tâm thần, trầm cảm. Đây là phòng khám uy tín, với đôi ngũ bác sĩ giỏi, các bác sĩ đang công tác tại những cơ sở y tế hàng đầu về Tâm thần như: 

KaZuO là một trong những phòng khám tâm thần nhiều bác sĩ chuyên khoa nhất hiện nay. Nhận khám chữa, tư vấn các rối loạn tâm thần như: trầm cảm, stress, lo âu kéo dài, mất ngủ, tâm thần phân liệt, hoang tưởng...

Kinh nghiệm đi khám

Hiện tại, BookingCare đã hợp tác đặt lịch khám với Phòng khám Tâm thần KaZuO. Người bệnh có thể lựa chọn hình thức khám trực tiếp tại phòng khám, hoặc đăng ký tư vấn từ xa qua Video (tư vấn online).

Trên đây là các địa chỉ khám bệnh trầm cảm phụ nữ tốt tại Hà Nội. Mong rằng bạn đọc có thể lựa chọn được địa chỉ phù hợp để thăm khám.

 
 
Tài liệu tham khảo
1. http://www.bvtttw1.gov.vn/?lang=V&func=newsdetail&newsid=845&CatID=34&MN=7
2. http://suckhoedoisong.vn/phu-nu-de-tro-thanh-nan-nhan-cua-chung-tram-cam-n85645.html
3. http://dantri.com.vn/suc-khoe/6-bieu-hien-tram-cam-o-nu-gioi-1381438954.htm
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/