Bệnh vẩy nến có di truyền không? Những yếu tố nào khiến một người có thể mắc bệnh vẩy nến?
Bệnh vẩy nến có di truyền không? Những yếu tố nào khiến một người có thể mắc bệnh vẩy nến?
Bệnh vẩy nến có di truyền không?
Bệnh vẩy nến có di truyền không? - Ảnh: BookingCare

Bệnh vẩy nến có di truyền không? Những yếu tố nào khiến một người có thể mắc bệnh vẩy nến?

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 25/09/2023 | Cập nhật lần cuối: 28/12/2023
Nghiên cứu đã chứng minh, bệnh vẩy nến có yếu tố di truyền cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến khi trong gia đình có người bị bệnh.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra một vài nguyên nhân khiến một người có khả năng mắc bệnh vẩy nến. Trong đó, yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân chính được liệt kê hàng đầu.

Cùng tìm hiểu mối liên hệ giữa gen di truyền và bệnh vẩy nến cũng như các yếu tố gây bệnh khác trong bài viết dưới đây.

Bệnh vẩy nến có khả năng di truyền

Theo thống kê, bệnh vẩy nến thường xuất hiện ở độ tuổi từ 15 - 35. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể xuất hiện ở bất kì độ tuổi và giới tính nào.

Một người hoàn toàn có khả năng mắc bệnh vảy nến ngay cả khi trong gia đình chưa từng có ai mắc căn bệnh này. Nhưng nếu có thì nguy cơ mắc bệnh của các thành viên còn lại cũng sẽ lớn hơn:

  • Nếu cha hoặc mẹ bị bệnh vẩy nến, khả năng di truyền cho con là 10%
  • Nếu cả cha và mẹ đều mắc bệnh thì nguy cơ di truyền là 50%
  • Nghiên cứu trên các cặp song sinh cho thấy 72% cùng mắc bệnh nếu là sinh đôi cùng trứng, so với 22% nếu là sinh đôi khác trứng.
  • Theo thống kê, khoảng 1/3 người bị bệnh vẩy nến cũng có người thân mắc căn bệnh này.

Vảy nến có xu hướng di truyền, nhưng có thể cách thế hệ. Ví dụ, ông ngoại và cháu trai có thể bị bệnh, nhưng mẹ của đứa bé thì không.

Vùng da vảy nến có chứa một loại gen đột biến tên gọi là Alen. Nghiên cứu ban đầu trong những năm 1980 đã xác định, gen đột biến (alen) có thể chịu trách nhiệm cho nguyên nhân truyền bệnh vảy nến trong gia đình.

Về sau, với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật các nhà khoa học đã xác định được khoảng 25 loại gen khác cũng có liên quan đến khả năng gây bệnh vảy nến.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến

Căn nguyên chính xác của vảy nến còn mơ hồ, nhưng các chuyên gia cho rằng đó là sự tương tác của nhiều yếu tố khác nhau. Bên cạnh yếu tố di truyền, và hệ thống miễn dịch có vấn đề, một người có khả năng cao mắc bệnh vẩy nến trong các trường hợp dưới đây:

  • Căng thẳng, lo âu

Hệ thống miễn dịch có thể bị rối loạn bởi áp lực cảm xúc và tinh thần giống như cách nó phản ứng với các vấn đề thể chất như chấn thương và nhiễm trùng.  

  • Thay đổi nội tiết tố

Bệnh thường xuất hiện hoặc bùng phát ở tuổi dậy thì hoặc mãn kinh. Khi mang thai, các triệu chứng của bệnh giảm dần hoặc thậm chí biến mất. Nhưng sau khi sinh con, bệnh có thể bùng phát trở lại.

  • Sử dụng chất kích thích

Các chất kích thích làm chậm quá trình thải độc của cơ thể, đồng thời tăng độc tố tích tụ.  Hút thuốc có thể tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh vẩy nến. Nếu người thường xuyên sử dụng chất kích thích còn có thêm người thân mắc bệnh, nguy cơ bị bệnh vảy nến sẽ cao gấp 9 lần.

Hút thuốc làm việc loại bỏ các triệu chứng bệnh trở nên khó khăn hơn. Bệnh có thể nặng hơn với bệnh vẩy nến mủ, ảnh hưởng đến lòng bàn tay và lòng bàn chân của bạn.

  • Người bị bệnh HIV

Bệnh vẩy nến thường nặng hơn ở giai đoạn đầu của bệnh HIV. Sau khi áp dụng các biện pháp điều trị HIV thì các triệu chứng cũng sẽ giảm dần. Nhưng khi hệ thống miễn dịch suy yếu trở lại thì bệnh rất có khả năng tái phát nặng hơn.

Nhìn chung, bệnh vẩy nến có khả năng di truyền nhưng tỉ lệ mắc bệnh chính xác vẫn chưa được kiểm chứng hoàn toàn. Khi thấy trên da xuất hiện những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị chính xác, tránh nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết