- Xuất bản: 27/09/2020 - Cập nhật lần cuối: 21/11/2023
Viêm gan A: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị - Ảnh: BookingCare
Viêm gan A là một loại bệnh viêm gan cấp tính do virus viêm gan A (HAV) gây ra.
Viêm gan A là một loại bệnh viêm gan cấp tính do virus viêm gan siêu vi A (HAV) gây ra. Bệnh có thể truyền người này sang người khác qua đường ăn uống, tiếp xúc với các đồ vật hay phân của người bệnh. Bệnh thường không gây tổn thương vĩnh viễn đến gan và không chuyển sang giai đoạn mạn tính.
Tình hình vệ sinh môi trường không được cải thiện tốt, đời sống kinh tế xã hội chưa ca,… chính là những nguyên nhân có ảnh hưởng không nhỏ tới tỷ lệ người mắc viêm gan A.
Triệu chứng của viêm gan A
Bệnh viêm gan siêu vi A là một loại nhiễm virus cấp ở gan. Biểu hiện bên ngoài rất thay đổi từ thể bệnh không có triệu chứng đến thể bệnh điển hình với vàng da và niêm mạc. Khoảng 30% trẻ em dưới 6 tuổi nhiễm virus viêm gan A có triệu chứng, một số biểu hiện vàng da. Ngược lại, khoảng 70% người lớn nhiễm virus viêm gan A sẽ có biểu hiện triệu chứng.
Các triệu chứng ban đầu bao gồm buồn nôn, nôn, chán ăn, sốt, mệt mỏi và đau bụng.
Trong vòng vài ngày, bệnh nhân sẽ có thể xuất hiện triệu chứng đi tiểu sẫm màu, phân bạc
Sau đó, bệnh nhân có thể xuất hiện vàng da và ngứa trong 40–70% trường hợp. Các triệu chứng ban đầu sẽ thoái lui khi vàng da xuất hiện, và thông thường triệu chứng vàng da sẽ kéo dài trung bình 2 tuần, kể cả khi đã khỏi bệnh.
Khi thăm khám, bác sĩ có thể phát hiện ra tình trạng vàng da, vàng mắt, gan to (80% trường hợp) và khi sờ vào vùng bụng trên bên phải có thể gây đau. Một số triệu chứng hiếm gặp hơn bao gồm lách to và nổi ban, đau khớp. Ở phụ nữ mang thai, nhiễm virus viêm gan A cấp có liên quan đến sinh non và các biến chứng nguy hiểm lúc sinh.
Khi có những triệu chứng trên, người bệnh cần đi khám chuyên khoa Gan mật và điều trị sớm. Nếu chưa đi khám được ngay, người bệnh có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ chuyên khoa trước.
Nguyên nhân gây ra viêm gan A
Tương tự như viêm gan B và viêm gan C, bệnh viêm gan A do tác nhân là virus viêm gan A (HAV) gây ra.
Đường lây truyền chủ yếu virus viêm gan A là qua đường ăn uống, tiếp xúc với các đồ vật có dính nước bọt hay phân của người bệnh nên đây có thể là các nguyên nhân khiến bạn mắc phải bệnh lý này:
Sử dụng thực phẩm, đồ uống không đảm bảo vệ sinh, bị ô nhiễm do có virus HAV
Tiếp xúc với người bị nhiễm: Các loại tiếp xúc như ăn chung đồ ăn, uống chung nước
Sử dụng chung các dụng cụ cá nhân như bàn chải đánh răng, chén, đũa, thìa
Đi du lịch hoặc sinh sống tại vùng có tỉ lệ mắc bệnh cao
Biến chứng của bệnh viêm gan A
Viêm gan A ít nguy hiểm hơn viêm gan B, một số thể bệnh nặng nếu không được điều trị có thể dẫn đến một số biến chứng:
Viêm gan tắc mật
Viêm gan tắc mật chiếm <5% bệnh nhân viêm gan virus A cấp
Nổi bật với ngứa, vàng da, vàng mắt, sốt, sụt cân, tiêu chảy, mệt mỏi. Xét nghiệm có bilirubin máu tăng cao, men gan tăng mức độ trung bình
Bệnh thường khỏi tự nhiên và không để lại di chứng.
Viêm gan tái phát
Khoảng 10% bệnh nhân có thể bị viêm gan A tái phát trong vòng 6 tháng kể từ đợt bệnh đầu tiên
Các triệu chứng của viêm gan A tái phát thường nhẹ hơn. Men gan có thể tăng rất cao trong đợt tái phát. Bệnh thường tự giới hạn trong 3 tuần.
Viêm gan tối cấp
Viêm gan tối cấp do virus viêm gan A hiếm gặp.
Dấu hiệu vàng da - vàng mắt tiến triển, rối loạn chức năng gan nặng nề, xuất huyết, tổng trạng xấu đi nhanh chóng, hủy hoại tử gần như hoàn toàn các tế bào gan và tỷ lệ tử vong rất cao.
Chẩn đoán virus viêm gan A
Khi có các triệu chứng kể trên, người bệnh cần được xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân gây viêm gan cũng như các xét nghiệm đánh giá chức năng gan
Xét nghiệm chức năng gan, nhất là ALT và AST.
Bilirubin máu, tình trạng đông máu
IgM anti-HAV (+) trong viêm gan A cấp tính.
IgG anti-HAV (+) có giá trị bảo vệ và xác định tình trạng nhiễm viêm gan A trước đây.
Hạn chế sử dụng các hóa chất, thuốc gây hại cho gan.
Dự phòng bệnh viêm gan A
Bệnh viêm gan A chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, vì thế để phòng ngừa bệnh tốt nhất nên áp dụng những nguyên tắc chung về phòng ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa.
Thực hiện ăn chín, uống sôi.
Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân (bàn chải đánh răng, tô, chén, đũa, thìa,..) của người nhiễm bệnh.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bệnh, sau khi đi vệ sinh và chế biến thức ăn.
Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, sử dụng nước nguồn nước sạch.
Xử lý tốt chất thải, rác thải của người bệnh. Ngoài ra, để phòng bệnh viêm gan A bạn cũng có thể thực hiện tiêm phòng vacxin ngừa virus viêm gan A.
Đối tượng thích hợp để tiêm phòng vacxin viêm gan A:
Tất cả trẻ em lớn hơn một tuổi.
Những người có khả năng bị tiếp xúc với viêm gan A trong công việc.
Tóm lại, bệnh viêm gan A là một căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được căn bệnh này nếu có sự nhận thức đầy đủ về triệu chứng và cách điều trị. Hãy luôn tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh cá nhân và tư vấn với các chuyên gia y tế để có được phương pháp điều trị phù hợp nhất.