Bệnh viêm tai giữa tiết dịch là gì, nên đi khám ở đâu

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 06/05/2017 - Cập nhật lần cuối: 18/02/2025

Viêm tai giữa tiết dịch là một bệnh lý “im lặng” của tai giữa, thường không có triệu chứng rõ ràng nên gây khó khăn cho chẩn đoán, hoặc chẩn đoán trễ để lại di chứng nghe kém.

Viêm tai giữa tiết dịch thường gặp ở trẻ nhỏ
Viêm tai giữa tiết dịch thường gặp ở trẻ nhỏ

Viêm tai giữa tiết dịch là gì?

Viêm tai giữa tiết dịch là một tình trạng có dịch mạn tính trong tai giữa, mà thường không có triệu chứng cơ năng hay thực thể của một tình trạng viêm cấp tính. Danh từ tiết dịch (effusion) dùng để mô tả dịch tiết ra bởi quá trình viêm tai, xảy ra đằng sau một màng nhĩ bình thường và tỏa lan trong mọi vũng của xương chũm.

Dung dịch tiết được phân theo tính chất đại thể của chúng thành ba loại: thanh dịch (lỏng trong veo như nước),nhầy ( dịch nhầy nhớt, keo),và mủ (dịch như mủ)

Viêm tai giữa tiết dịch là một bệnh lý “im lặng” của tai giữa, thường không có triệu chứng rõ ràng nên gây khó khăn cho chẩn đoán, hoặc chẩn đoán trễ để lại di chứng nghe kém. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em. Yếu tố quan trọng trong sinh bệnh học viêm tai giữa tiết dịch là tắc vòi nhĩ mạn tính. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, tỉ lệ tái phát vẫn còn cao.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây viêm tai giữa tiết dịch bao gồm nhiều yếu tố, và còn đang được tranh cãi. Trong đó, yếu tố thường gặp nhất là nhiễm trùng hô hấp trên và/hoặc rối loạn chức năng vòi nhĩ.

Viêm hô hấp trên

Viêm hô hấp trên gây ra tắc mũi, đẫn đến giảm thông khí tai giữa và áp suất âm tai giữa. Viêm tích tụ chất ở vòng mũi họng thúc đẩy nhiễm tùng ở niêm mạc vòi nhĩ, gây ra tắc vòi và gia tăng nhiễm trùng tai giữa.

Rối loạn chức năng vòi nhĩ

Tắc vòi chức năng

Là tình trạng vòi nhĩ bị hẹp kéo dài do tăng kháng trở vòi nhĩ, do cơ chế mở vòi không hoạt động, hay do cả hai.

Tắc vòi cơ học

Tắc nghẽn bên trong: do hiện tượng viêm của vòi nhĩ và sự phù nề thứ phát.

Tắc nghẽn bên ngoài: thường gặp nhất là do VA phì đại. Ngoài ra còn do u sơ vòm mũi họng, ung thư vòm họng

Vai trò của VA phì đại trong viêm tai giữa tiết dịch: gòm nhiều cơ chế bên cạnh cơ chê gây tắc vòi cơ học. VA đủ lớn sẽ gây tắc cửa mũi sau, từ đó trực tiếp làm gia tăng áp suất vòm mũi họng khi nuốt và gián tiếp gây ra sự trào ngược dịch từ vòm vào tai giữa; Mô VA còn là nơi chứa vi khuẩn gây viêm tai giữa tái phát.

Vòi nhĩ ở trẻ em ngắn và năm ngang hơn ở người lớn, do đó dễ xảy ra hiện tượng trào nngửagược hơn, nhất là tẻ em thường ở tư thế nằm ngửa. Trẻ em lại thường bị viêm hô hấp trên gây viêm và tắc vòi nhĩ, bên cạnh đó còn có vai trò của VA trong viêm tai giữa tiết dịch như vừa nói trên. Đó là tại sao bệnh lý viêm tai giữa nói chung và viêm tai giữa tiết dịch nói riêng chủ yếu xảy ra ở trẻ em.

Chẩn đoán bệnh

Triệu chứng toàn thân và cơ năng

  • Viêm tai giữa tiết dịch còn được gọi là viêm tai giữa im lặng, điều này đúng ở trẻ nhỏ.
  • Trẻ thường không có dấu hiệu toàn thân nên làm trễ chẩn đoán, chậm phát triển lời nói và ngôn ngữ.
  • Trẻ nghe kém hay nghi ngờ nghe kém, thường kèm theo chậm nói.
  • Trẻ lớn: thấy khó chịu trong tai, đau tai ít hay có cảm giác đầy tai. Trẻ nhỉ thì biểu hiện bằng cách kéo tai. Một số trẻ có biểu hiện rối loạn thăng bằng.

Triệu chứng thực thể

Màng nhĩ cần được đánh giá:

Vị trí: phồng, co lõm, túi co lõm, sụp lõm, đầy. Thường gặp là màng nhĩ lõm nhẹ do áp suất âm cũng như do dịch tai giữa, mấu ngắn xương búa nhô rõ lên và cán búa có vẻ ngắn lại. Có khi màng nhĩ co lõm nhiều, dính sát vào thành trong hòm nhĩ.

Màu sắc: bình thường màng nhĩ trong suốt, bong, màu xám nhạt, có thể thấy được các mốc giải phẫu. Trong viêm tai giữa tiết dịch màng nhĩ mờ, dày, mất độ trong suốt không thấy được các mốc giải phẫu bên trong.

Dịch thanh dịch và nhầy làm cho màng nhĩ có màu hổ phách; dịch mủ nhầy có thể làm cho màng nhĩ trắng đục kèm theo tăng sinh mạch máu ở màng căng; dịch loại hỗn hợp làm cho màng nhĩ có màu xám đục khó tả. Ngoài ra, màng nhĩ còn có thể màu xanh và trước kia thường được gọi là màng nhĩ xanh vô căn. Sự hiện diện của bong bong nước hay mực nước hơi tỏng hóm nhĩ thì ít gặp hơn.

Sự di động của màng nhĩ: giảm hay mất đi, hoặc chỉ di động dưới áp suất âm: do dịch tai giữa hay áp suất âm của tai giữa.

Xem thêm bài viết:

Nhĩ lượng đồ

  • Type C trong giai đoạn sớm của viêm tai giữa tiết dịch
  • Type B/C hay B trong giai đoạn sau.
  • Luôn phải đối chiếu với khám lâm sàng và thính lực đồ.
  • Phối hợp giữa khám tai bằng đèn soi tai có bơm hơi và nhĩ lượng đồ giúp việc chẩn đoán đạt độ chính xác rất cao: độ nhạy cảm 97% và độ chuyên biệt 90%.

Thính lực đồ

Điếc dẫn truyền mức độ nhẹ có thể là phát hiện đầu tiên của viêm tai giữa tiết dịch. Nhưng việc đo thính lực riêng nó không phải là một phương pháp sang lọc chính xác để xác định dịch tai giữa, nguyên nhân là: nghe kém do viêm tai giữa tiết dịch thường dao động.

Đo thính lực kiểm tra chức năng tai

Biến chứng

  • Nghe kém
  • Sụp lõm tai giữa và viêm tai giữa dính
  • Xơ nhĩ
  • Ảnh hưởng lên sự phát triển các thông bào xương chũm
  • Rối loạn thăng bằng và chóng mặt

Điều trị

  • Điều trị nội khoa
  • Điều trị phẫu thuật

Nên đi khám ở đâu

Viêm tai giữa tiết dịch phổ biến nhất ở trẻ từ 1-7 tuổi, tần suất đỉnh gặp ở trẻ 1-4 tuổi là 10%-25%. Tần suất viêm tai giữa tiết dịch ở các trẻ khỏe mạnh khác là 1-17%, người lớn không quá 1%.

Khi cần khám và điều trị viêm tai giữa tiết dịch, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám ở bệnh viện có chuyên khoa Tai Mũi họng để được thăm khám và điều trị hiệu quả.

Bên cạnh đó, cũng có thể đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi họng để được hỗ trợ, sắp xếp lịch khám phù hợp.

Xem thêm bài viết:

 
Miễn trừ trách nhiệm

Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Tài liệu tham khảo
Bs Trần Viết Luân - Tai Mũi Họng nhập môn - Nhà xuất bản Y học 2016.
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Đang tải ...

Trợ lý AI

© 2025 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/