Bệnh viêm tinh hoàn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh viêm tinh hoàn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh viêm tinh hoàn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị - Ảnh: BookingCare

Bệnh viêm tinh hoàn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tác giả: - Xuất bản: 20/10/2023 - Cập nhật lần cuối: 09/11/2023
Bạn đã biết bệnh viêm tinh hoàn là gì chưa? Nguyên nhân viêm tinh hoàn là gì? Viêm tinh hoàn có nguy hiểm không và làm thế nào để chữa trị hiệu quả? Bài viết dưới đây BookingCare sẽ giúp bạn giải đáp tất cả.

Viêm tinh hoàn là tình trạng viêm nhiễm của tinh hoàn, điển hình là viêm tinh hoàn do virus quai bị. Triệu chứng là đau và sưng tinh hoàn, phổ biến là sưng đau 1 bên. Bệnh chẩn đoán dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và điều trị theo triệu chứng.

Nguyên nhân gây ra viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn có thể do nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Khó có thể xác định được nguyên nhân gây viêm tinh hoàn.

Viêm tinh hoàn do vi khuẩn

Thông thường, viêm tinh hoàn do vi khuẩn có liên quan đến hoặc gây ra bởi viêm mào tinh hoàn. Viêm mào tinh hoàn thường do nhiễm trùng niệu đạo hoặc bàng quang lan đến mào tinh hoàn.

Các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác gây viêm tinh hoàn bao gồm:

  • Nhiễm E. coli, Staphylococcus (staph) và Streptococcus (strep).
  • Nhiễm trùng tuyến tiền liệt (viêm tuyến tiền liệt).
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).

Thông thường, nguyên nhân gây nhiễm trùng là STI (bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục). Các nguyên nhân gây nhiễm trùng khác có thể liên quan đến việc xảy ra những bất thường ở đường tiết niệu hoặc do bạn đặt ống thông hoặc dụng cụ y tế vào dương vật.

Viêm tinh hoàn do virus

Virus quai bị thường gây viêm tinh hoàn. Gần một phần ba số nam giới mắc bệnh quai bị sau tuổi dậy thì sẽ bị viêm tinh hoàn, thường là từ 4 đến 7 ngày sau khi mắc bệnh quai bị.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm tinh hoàn là do virus quai bị. Ảnh: Canva

Các bệnh nhiễm virus khác gây viêm tinh hoàn bao gồm:

  • Thủy đậu (varicella).
  • Cytomegalovirus (CMV).
  • Bệnh tay chân miệng (virus coxsackie).
  • Rubella.

Một loại vắc xin tiêu chuẩn dành cho trẻ em — Sởi, Quai bị, Rubella (MMR) — bảo vệ chống lại bệnh quai bị.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ gây viêm tinh hoàn không lây truyền qua đường tình dục bao gồm:

  • Không được tiêm chủng ngừa bệnh quai bị
  • Bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát
  • Có phẫu thuật liên quan đến bộ phận sinh dục hoặc đường tiết niệu
  • Sinh ra đã có bất thường ở đường tiết niệu

Các hành vi tình dục có thể dẫn đến STI (bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục) khiến bạn có nguy cơ bị viêm tinh hoàn lây truyền qua đường tình dục. Những hành vi đó bao gồm việc có:

  • Nhiều bạn tình
  • Quan hệ tình dục với bạn tình mắc STI
  • Quan hệ tình dục không dùng bao cao su
  • Bản thân đã mắc STI

Triệu chứng viêm tinh hoàn

Nhận ra dấu hiệu bệnh viêm tinh hoàn ngay từ đầu sẽ giúp bạn sớm có biện pháp can thiệp, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời hạn chế rủi ro phát sinh biến chứng.

Viêm tinh hoàn một bên tiến triển cấp tính sau khoảng từ 4 đến 7 ngày kể từ khi sưng tuyến nước bọt mang tai do quai bị. Trong 30% trường hợp, viêm lan truyền đến tinh hoàn còn lại trong vòng từ 1 đến 9 ngày.

Có thể đau với các cấp độ. Cùng với đau và sưng tinh hoàn, các triệu chứng toàn thân có thể xuất hiện như: sốt khó chịu, sốt, buồn nôn, nhức đầu, và đau cơ. Tinh hoàn phát hiện tình trạng sưng đau, tăng kích thước, tinh hoàn trở lên cứng và phù nề và sung huyết của da bìu.

Các nguyên nhân lây nhiễm khác gây ra các triệu chứng tương tự với tốc độ khởi phát và cường độ tùy thuộc vào tính gây bệnh của chúng.

Chẩn đoán viêm tinh hoàn

Bác sĩ có thể hỏi thăm về bệnh sử và khám tổng thể để kiểm tra các hạch bạch huyết to ở háng và tinh hoàn to ở bên bị ảnh hưởng. Bác sĩ cũng có thể khám trực tràng để kiểm tra xem tuyến tiền liệt có phì đại hay đau nhức hay không.

Bác sĩ của bạn có thể đề nghị là các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm STI. Nếu bạn có dịch tiết ra từ niệu đạo, một miếng gạc hẹp sẽ được đưa vào đầu dương vật của bạn để lấy mẫu dịch tiết. Mẫu được kiểm tra trong phòng thí nghiệm phát hiện bệnh lậu và chlamydia. Một số xét nghiệm STI được thực hiện bằng xét nghiệm nước tiểu.
  • Xét nghiệm nước tiểu. Một mẫu nước tiểu của bạn sẽ được phân tích để xem có điều gì bất thường không.
  • Siêu âm. Xét nghiệm hình ảnh này là xét nghiệm được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá cơn đau tinh hoàn. Siêu âm với Doppler màu có thể xác định xem lưu lượng máu đến tinh hoàn của bạn thấp hơn bình thường - biểu thị tình trạng xoắn - hay cao hơn bình thường, giúp xác định chẩn đoán viêm tinh hoàn.

Điều trị viêm tinh hoàn

Điều trị viêm tinh hoàn phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm tinh hoàn.

Điều trị viêm tinh hoàn do vi khuẩn

Thuốc kháng sinh cần thiết để điều trị viêm tinh hoàn do vi khuẩn và viêm mào tinh hoàn. Nếu nguyên nhân gây nhiễm trùng do vi khuẩn là STI, bạn tình của bạn cũng cần được điều trị.

Dùng hết đợt kháng sinh do bác sĩ kê toa, ngay cả khi các triệu chứng của bạn thuyên giảm sớm hơn, để đảm bảo rằng nhiễm trùng đã hết.

Có thể mất vài tuần để các triệu chứng biến mất. Nghỉ ngơi, đỡ bìu bằng dây đeo thể thao, chườm túi nước đá và dùng thuốc giảm đau có thể giúp giảm bớt sự khó chịu.

Điều trị viêm tinh hoàn do virus

Điều trị nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng. Bác sĩ của bạn có thể đề nghị:

  • Thuốc chống viêm không steroid, chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác) hoặc naproxen natri (Aleve)
  • Nghỉ ngơi tại giường và nâng cao bìu của bạn
  • Chườm lạnh

Hầu hết những người bị viêm tinh hoàn do virus bắt đầu cảm thấy dễ chịu hơn sau 3 đến 10 ngày, mặc dù có thể mất vài tuần để cảm giác đau ở bìu biến mất.

Phòng ngừa viêm tinh hoàn

Tiêm vacxin quai bị, rubella, thủy đậu đầy đủ để phòng ngừa viêm tinh hoàn. - Ảnh: Canva

Tuy một số trường hợp bệnh không thể phòng ngừa, chẳng hạn như viêm sưng do các vấn đề liên quan đến đường tiết niệu bẩm sinh, nhưng hầu hết trường hợp, áp dụng lối sống, sinh hoạt lành mạnh có thể giúp bạn chủ động phòng ngừa vấn đề sức khỏe nam giới này.

Để ngăn ngừa viêm tinh hoàn, các biện pháp phòng tránh được khuyến khích sau đây:

  • Tiêm chủng phòng bệnh quai bị, nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm tinh hoàn do virus.
  • Kiểm soát và điều trị hiệu quả những tình trạng nhiễm trùng có thể dẫn đến tình trạng này như bệnh lậu, nhiễm khuẩn chlamydia, quai bị…
  • Thực hành tình dục an toàn, giúp bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây viêm tinh hoàn do vi khuẩn.
  • Cần phải vệ sinh bộ phận sinh dục thường xuyên, đảm bảo quần lót sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn. Không nên mặc đồ lót quá chật gây tổn thương tinh hoàn.
  • Thăm khám nam khoa định kỳ 3 – 6 tháng/ lần để nhằm phát hiện bệnh sớm và hỗ trợ điều trị kịp thời.
  • Xây dựng cho mình lối sống, sinh hoạt lành mạnh và có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn những đồ ăn cay nóng và các chất kích thích,…
  • Trường hợp nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ bệnh viêm tinh hoàn (tinh hoàn sưng đau, căng phồng, đau khi quan hệ, khi xuất tinh, da bìu đỏ, sốt,…). Lúc này, nam giới cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Bài viết cung cấp các thông tin về bệnh viêm tinh hoàn và các vấn đề xoay quanh nó. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến bệnh viêm tinh hoàn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết