Biểu hiện bệnh thiếu máu cơ tim và các phương pháp chẩn đoán bệnh
Biểu hiện bệnh thiếu máu cơ tim và các phương pháp chẩn đoán bệnh - Ảnh: BookingCare
Biểu hiện bệnh thiếu máu cơ tim và các phương pháp chẩn đoán bệnh

Biểu hiện bệnh thiếu máu cơ tim và các phương pháp chẩn đoán bệnh

Tác giả: - Xuất bản: 14/10/2023 - Cập nhật lần cuối: 06/11/2023
Hãy chú ý nếu bạn đang gặp phải những cơn đau thắt ngực thường xuyên bởi vì đây có thể là biểu hiện của bệnh thiếu máu cơ tim.

Bệnh thiếu máu cơ tim có thể dẫn đến nhiều tình trạng nguy hiểm như đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim nếu không được nhận biết và điều trị sớm. Tìm hiểu về các biểu hiện thường gặp nhất của bệnh thiếu máu cơ tim trong bài viết dưới đây để nhận biết sớm và có phương án xử lý kịp thời.

Biểu hiện nhận biết bệnh thiếu máu cơ tim

Biểu hiện thường gặp nhất khi mắc bệnh thiếu máu cơ tim là các cơn đau thắt ngực. Có hai loại đau thắt ngực mà người bệnh hay gặp phải, bao gồm:

  • Đau thắt ngực ổn định, thường dừng lại ngay sau khi bạn nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc để kiểm soát
  • Đau thắt ngực không ổn định, có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay cả khi bạn đang thư giãn hoặc đang ngủ, thậm chí cơn đau không biến mất ngay cả khi bạn dùng thuốc. Và dạng đau thắt ngực không ổn định các bạn cần phải lưu ý hơn.

Ngoài ra, các triệu chứng thiếu máu cơ tim còn có thể bao gồm:

  • Đau hoặc khó chịu ở phần trên cơ thể, bao gồm cánh tay, vai trái, lưng, cổ, hàm hoặc dạ dày.
  • Tim đập nhanh, khó thở
  • Cơ thể mệt mỏi, khó chịu
  • Buồn nôn
  • Ù tai, hoa mắt, chóng mặt
  • Một số các triệu chứng về tiêu hóa như khó tiêu hoặc ợ nóng

Phương pháp chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim

Bước đầu tiên để chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim, các bác sĩ Tim mạch sẽ khám lâm sàng trước bằng cách đặt câu hỏi về tiền sử bệnh và các triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải. 

Tuy nhiên, để biết chính xác và chi tiết hơn về tình trạng thiếu máu cơ tim ở bệnh nhân, các bác sĩ sẽ cần phải thực hiện đến các phương pháp chẩn đoán như:

  • Điện tâm đồ (ECG): Phương pháp này sử dụng các điện cực gắn vào da của người bệnh để ghi lại hoạt động điện của trái tim. Nhờ đó, có thể phát hiện các biến đổi trong sóng điện tim, cho biết xem có sự tổn thương nào ở cơ tim hoặc xem xét có sự thiếu máu cơ tim không.
  • Siêu âm tim gắng sức: Siêu âm tim gắng sức là một xét nghiệm hình ảnh sử dụng sóng siêu âm để so sánh hình ảnh của tim trước và sau khi bạn đang thực hiện một bài thử nghiệm tập thể dục nặng. Mục đích để đánh giá chức năng tái tưới máu của động mạch vành,nhờ đó, giúp xác định sự thiếu máu cơ tim do tắc nghẽn động mạch vành
  • Kiểm tra gắng sức tim hạt nhân: Phương pháp kết hợp siêu âm tim và sử dụng một chất đèn nổi có độ phóng xạ thấp. Chất này sẽ được tiêm vào hệ thống máu vành của bạn để theo dõi dòng máu đến trái tim trong khi bạn thực hiện bài thử nghiệm gắng sức. Điều này giúp xác định sự thiếu máu cơ tim và phát hiện các vùng bị tắc nghẽn. Phương pháp kiểm tra này còn gọi là chụp xạ hình tưới máu cơ tim 
  • Chụp mạch vành: Đây là một phương pháp thụ động,  nhưng là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh động mạch vành, trong đó một chất đối quang được tiêm vào động mạch vành và sau đó chụp hình bằng tia X để xem xét sự tắc nghẽn và trạng thái của động mạch vành. Chụp mạch vành thường được sử dụng để xác định rõ hơn về vị trí và mức độ của các vấn đề về động mạch vành.
  • Chụp CT tim: Chụp CT tim là một phương pháp hình ảnh sử dụng máy tính và tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết về cơ tim và các động mạch vành, từ đó giúp xác định sự tắc nghẽn hoặc xem xét thiếu máu cơ tim. Hiện nay phương pháp này ít được sử dụng hơn mà thay bằng chụp Cộng hưởng từ tim.

Thiếu máu cơ tim là một trong các bệnh lý tim mạch có thể dẫn đến tử vong cao. Vì vậy, hãy có phương pháp phòng ngừa bệnh từ sớm, thường xuyên thăm khám, theo dõi các triệu chứng bất thường của cơ thể để nhận biết sớm các triệu chứng và có phương án điều trị kịp thởi bệnh thiếu máu cơ tim.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết