Bộ câu hỏi đánh giá trầm cảm ở người già GDS (người cao tuổi)

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 04/11/2020 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Trầm cảm rất phổ biến ở người cao tuổi, bệnh thường khó chẩn đoán, điều trị lâu. Việc phát hiện sớm sẽ giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn, có thể tham khảo và thực hiện bài test sau đây để có những đánh giá ban đầu. 

Trầm cảm rất phổ biến ở người cao tuổi, bệnh thường khó chẩn đoán, khó điều trị
Trầm cảm rất phổ biến ở người cao tuổi, bệnh thường khó chẩn đoán, khó điều trị

Người cao tuổi là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm. Ở người cao tuổi, chứng trầm cảm thường biểu hiện bằng những nỗi lo lắng thái quá về ốm đau, bệnh tật. Những triệu chứng này thường đi kèm theo sự giảm nghị lực, mất tập trung, mất ngủ, chán ǎn và dẫn đến gầy yếu, dễ mắc bệnh.

Những biểu hiện thường thấy là mệt mỏi, chán ǎn, khó ngủ đi kèm với quá trình lão hóa. Ngoài ra, còn có các biểu hiện khác như xa lánh vợ/chồng, bạn thân, đau ốm liên miên, không hoạt bát, hay thất vọng, giảm trí nhớ, khó thích nghi với những thay đổi như việc chuyển chỗ ở hoặc những thay đổi trong nội bộ gia đình.

Hiện nay, trầm cảm rất phổ biến ở người cao tuổi, bệnh thường khó chẩn đoán, khó điều trị. Việc phát hiện sớm sẽ giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn, có thể tham khảo và thực hiện bài test sau đây để có những đánh giá ban đầu. 

Bộ câu hỏi đánh giá trầm cảm ở người già (GDS)

Mỗi câu có 2 đáp án "Đúng" hoặc "Không đúng". Với đáp án "Đúng" sẽ được tính 1 điểm, đáp án "Không đúng" không tính điểm. 

HOẶC làm bài test online đánh giá trầm cảm người già tại đây 

STT

 

Đúng

Không đúng

1

Về cơ bản, tôi hài lòng với cuộc sống của mình

 

 

2

Hiện tại, tôi đã từ bỏ nhiều hoạt động và thú vui

 

 

3

Tôi cảm thấy cuộc sống của mình thật là trống rỗng tẻ nhạt

 

 

4

Tôi thường cảm thấy buồn chán

 

 

5

Tôi cảm thấy tương lai đầy triển vọng

 

 

6

Tôi thấy phiền muộn bởi có những ý nghĩ trong đầu không thể dứt ra được

 

 

7

Hầu hết thời gian tôi thấy thoải mái

 

 

8

Tôi sợ rằng có một điều tồi tệ sẽ xảy đến với mình

 

 

9

Phần lớn thời gian tôi cảm thấy hạnh phúc

 

 

10

Tôi thường cảm thấy không tự lo liệu được

 

 

11

Tôi thường cảm thấy bồn chồn, bất an

 

 

12

Tôi thích ở nhà hơn là đi ra ngoài và làm việc gì đó

 

 

13

Tôi thường thấy lo lắng về tương lai

 

 

14

Tôi cảm thấy mình có nhiều vấn đề về trí nhớ hơn hầu hết những người có cùng độ tuổi

 

 

15

Tôi nghĩ cuộc sống hiện tại thật là tuyệt vời

 

 

16

Tôi cảm thấy chán nản và thất vọng

 

 

17

Tôi cảm thấy khá vô dụng trong tình trạng hiện tại

 

 

18

Tôi lo nghĩ nhiều về quá khứ

 

 

19

Tôi nhận thấy cuộc sống rất thú vị

 

 

20

Tôi thấy khó để bắt đầu những kế hoạch mới

 

 

21

Tôi cảm thấy tràn đầy sinh lực

 

 

22

Tôi cảm thấy tình trạng của mình là tuyệt vọng

 

 

23

Tôi nghĩ hầu hết mọi người đều tốt hơn tôi

 

 

24

Tôi thường thấy bối rối cả với những việc nhỏ nhặt

 

 

25

Tôi thường cảm thấy muốn khóc

 

 

26

Tôi thấy khó tập trung chú ý vào một điều hoặc một hoạt động nào đó

 

 

27

Khi thức dậy vào buổi sáng tôi thấy sảng khoái

 

 

28

Tôi không thích những chỗ hội họp đông người

 

 

29

Tôi dễ dàng đưa ra các quyết định

 

 

30

Trí óc tôi vẫn minh mẫn như trước kia

 

 

Kết quả đánh giá trầm cảm ở người già

Mỗi câu lựa chọn "Đúng" được tính 01 điểm. Tổng điểm tối đa của thang đánh giá là 30.

  • Nếu tổng điểm từ 0 - 9 điểm: Bình thường
  • Nếu tổng điểm 10 - 19: Trầm cảm nhẹ
  • Nếu tổng điểm >= 20: Trầm cảm nặng 

Điều trị trầm cảm ở người cao tuổi

Hầu hết các bệnh nhân trầm cảm có thể được cải thiện đáng kể các triệu chứng khi điều trị.

Các biện pháp điều trị trầm cảm cho người già hiện nay bao gồm uống các thuốc chống trầm cảm, các biện pháp tâm lý và thư giãn luyện tập.

1. Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm điều chỉnh trạng thái mất cân bằng sinh hoá trong não vì tình trạng này có thể là một yếu tố gây ra bệnh trầm cảm.

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc chống trầm cảm khác nhau, người cao tuổi sẽ được các bác sĩ chuyên khoa Tâm thần kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh lý và thích hợp với từng người cụ thể, ít có các tác dụng phụ bất lợi.

Việc dùng thuốc chống trầm cảm ở người cao tuổi cũng phải tuân thủ về hàm lượng, liều lượng và đủ thời gian vì điều này sẽ làm cho bệnh thuyên giảm, khỏi và không tái phát.

Để đạt được mục đích này yêu cầu dùng thuốc liên tục từ 4 – 6 tháng. Chỉ ngừng thuốc khi nào có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Để thuận tiện cho việc thăm khám và tư vấn, người bệnh có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị tại nhà. 

2. Liệu pháp tâm lý 

Các liệu pháp tâm lý cũng rất hữu ích cho người bị trầm cảm. Tuỳ theo tình trạng bệnh mà bác sỹ đưa ra các liệu pháp thích hợp, có khi đơn giản chỉ là một buổi trò chuyện cùng bác sỹ chẳng hạn cũng đã giúp ích cho người bị bệnh rất nhiều.

 
Miễn trừ trách nhiệm

Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Tài liệu tham khảo
http://nimh.gov.vn/vi/chuyen-de-tam-than/trac-nghiem-tam-ly/88-cac-trc-nghim/762-thang-anh-gia-trm-cm-ngi-gia-gds.html
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Đang tải ...

Trợ lý AI

© 2025 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/