Một số loại thuốc giúp giảm các triệu chứng khó chịu do viêm họng hạt gây ra bao gồm thuốc giảm ngứa họng, giảm ho, tiêu đờm, hay loại giảm đau, hạ sốt. Các chế phẩm hỗ trợ điều trị như nước súc họng, dung dịch rửa mũi… Ngoài ra còn có những biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà có thể giúp làm giảm các triệu chứng của viêm họng hạt như sau:
Nước muối có tính sát khuẩn, có thể loại bỏ một lượng virus, vi khuẩn khỏi niêm mạc họng. Súc miệng bằng nước muối sinh lý ngày 4-5 lần để sát khuẩn và làm dịu cơn đau họng là phương pháp được ưu tiên hàng đầu khi chăm sóc người bị viêm họng hạt tại nhà.
Uống nhiều nước ấm để cổ họng bớt khô và giúp loãng đờm. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng mật ong pha với nước ấm, mật ong ngâm chanh đào, tỏi ngâm mật ong... góp phần giúp diệt khuẩn, kháng viêm, làm dịu cổ họng và dễ long đờm hơn.
Một chế độ ăn phù hợp sẽ giúp cung cấp lượng dưỡng chất và vitamin, khoáng chất cần thiết giúp tăng sức đề kháng cơ thể, đẩy nhanh quá trình lành bệnh. Một số thực phẩm tốt cho người bị viêm họng hạt bao gồm:
Vitamin C giúp làm mát, giảm triệu chứng nóng rát ở niêm mạc họng. Vitamin C có nhiều trong ổi, họ nhà bưởi, bông cải xanh, súp lơ trắng, đu đủ…
Những món canh rau trơn mát như canh mồng tơi mướp, canh rau đay mùng tơi, canh bí, rau lang,… là các loại rau dễ ăn dễ nuốt, làm giảm được sự cọ xát cơ học với niêm mạc cổ họng.
Những người bị viêm họng hạt, viêm họng mãn tính nên sử dụng giấm táo bởi tác dụng tiêu diệt và ức chế vi khuẩn. Ngoài ra, giấm táo kích thích tăng sinh miễn dịch, nên có lợi để ngừa bội nhiễm.
Cổ họng là đường đi của thức ăn, chính vì vậy lựa chọn đồ ăn phù hợp cho người viêm họng hạt là rất cần thiết. Nếu lựa chọn đồ ăn không đúng có thể gây thêm tổn thương niêm mạc cổ họng. Từ đó, tình trạng bệnh sẽ tệ đi hoặc tái lại nhiều lần.
Khi bị viêm họng hạt cần tránh dùng chất kích thích và bỏ hút thuốc lá để quá trình phục hồi nhanh chóng hơn và phòng bệnh tái phát. Tránh thức ăn cứng, thực phẩm cay nóng kích thích niêm mạc cổ họng, gây nóng rát, khó chịu. Tránh các loại thực phẩm chiên rán vì nó làm cho tình trạng viêm họng nặng hơn. Kem lạnh, nước đá, bia, rượu, cafe,… là những loại thực phẩm người bị viêm họng cần tránh xa.
Khi nói nhiều không khí đi qua họng nhiều sẽ làm khô niêm mạc họng. Các tế bào ở lớp niêm mạc họng sẽ mất đi khả năng sinh lý tự nhiên của nó, gây nên hiện tượng viêm do mất nước đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoặc virus tấn công làm hiện tượng viêm trở nên trầm trọng hơn.
Không riêng gì bệnh viêm họng hạt, các bệnh lý ở đường hô hấp thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa. Niêm mạc họng của người bị viêm họng hạt rất dễ bị tổn thương nên bệnh tái phát nhiều lần, triệu chứng kéo dài dai dẳng dù đã điều trị kịp thời. Chính vì vậy, việc phòng ngừa viêm họng hạt là hoàn toàn cần thiết.