Bỏ túi ngay cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ
Cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ
Bỏ túi ngay cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ - Ảnh: BookingCare

Bỏ túi ngay cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ

Tác giả: - Xuất bản: 16/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 18/12/2023
Khi bị thủng màng nhĩ, vệ sinh tai đúng cách sẽ giúp màng nhĩ phục hồi nhanh chóng hơn. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!

Màng nhĩ có thể bị thủng do viêm tai giữa và nếu lỗ thủng màng nhĩ không được chăm sóc đúng cách thì cũng sẽ dẫn đến biến chứng nhiễm trùng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe đôi tai cũng như thính lực của người bệnh. Do đó, người bị thủng màng nhĩ cần chăm sóc và vệ sinh tai một cách cẩn thận.

Cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ

Điều nên làm khi vệ sinh tai bị thủng màng nhĩ

Trong khoảng thời gian chờ màng nhĩ phục hồi, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và hết sức cẩn thận khi vệ sinh tai.

  • Chỉ nên dùng bông gòn ẩm hoặc sử dụng một chiếc khăn mềm ẩm quấn vào đầu ngón tay để lau phần vành tai bên ngoài một cách nhẹ nhàng.
  • Bạn cũng nên chú ý rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh tai và giữ cho chăn gối nằm hàng ngày luôn sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập vào tai gây nhiễm trùng, dẫn đến biến chứng.
  • Điều quan trọng nhất là giữ cho tai luôn khô ráo, không để nước chảy vào tai. Không bơi lội trong khi bị thủng màng nhĩ. Khi tắm, nên dùng mũ tắm che kín tai hoặc có thể sử dụng nút bịt tai không thấm nước, bông gòn tẩm với sáp dầu khoáng để ngăn nước vào tai.
  • Để bảo vệ màng nhĩ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho màng nhĩ lành lại, người bệnh cũng nên chú ý tránh đến những nơi có âm thanh quá lớn. Nếu bắt buộc phải làm việc trong môi trường ồn ào, cần đeo đồ bảo hộ tai để cản bớt âm lượng.

Không nên làm gì khi vệ sinh tai bị thủng màng nhĩ?

Để tránh những biến chứng không nên xảy ra, người bệnh cũng cần lưu ý không nên làm những điều sau:

  • Không tự ý nhỏ bất cứ loại thuốc hay nước gì vào tai nếu không có chỉ định của bác sĩ điều trị.
  • Tuyệt đối không làm sạch tai bằng tăm bông hay dụng cụ ngoáy tai bằng kim loại sắc nhọn vì nó có thể đâm vào và làm tổn thương màng nhĩ.
  • Hạn chế xì mũi vì hành động này có thể tạo ra áp lực lên màng nhĩ, khiến lỗ thủng màng nhĩ khó lành hơn. (Nếu có vấn đề về viêm mũi dị ứng hay bệnh đường hô hấp, cần đi thăm khám để có hướng giải quyết, tránh gây ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi của màng nhĩ).

Thời gian để màng nhĩ hồi phục có thể kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng. Cho đến khi bác sĩ chẩn đoán rằng màng nhĩ đã hoàn toàn lành lại, người bệnh cần chú ý duy trì những lưu ý trên về việc về chăm sóc và vệ sinh tai để màng nhĩ có thể phục hồi thuận lợi.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết