Bong gân cổ tay: Triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị
Bong gân cổ tay: Triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị
Bong gân cổ tay: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Bong gân cổ tay: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị - Ảnh: BookingCare

Bong gân cổ tay: Triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 21/12/2023 | Cập nhật lần cuối: 21/12/2023
Bong gân cổ tay không chỉ gây đau đớn và khó chịu, mà còn ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Theo dõi bài viết để nhận biết bong gân cổ tay và các phương pháp điều trị phù hợp.

Bong gân cổ tay xảy ra khi các gân xung quanh khu vực cổ tay bị căng đến mức vượt quá giới hạn bình thường. Điều này có thể xảy ra do va chạm, rơi, hoặc vận động quá mức. Bong gân cổ tay không chỉ gây đau đớn và khó chịu, mà còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Theo dõi bài viết để nhận biết bong gân cổ tay và các phương pháp điều trị phù hợp.

Triệu chứng bong gân cổ tay

Một số triệu chứng bong gân cổ tay người bệnh gặp là:

  • Đau.
  • Sưng tấy.
  • Đau và nóng quanh cổ tay.
  • Bầm tím.
  • Cảm giác lộp cộp hoặc rách bên trong cổ tay.
  • Yếu tay.
  • Mất chuyển động.

Bong gân thường được chia thành ba loại:

  • Độ I: Đau kèm theo tổn thương nhẹ ở dây chằng.
  • Độ II: Đau, tổn thương dây chằng nghiêm trọng hơn, cảm giác lỏng khớp và mất một số chức năng.
  • Độ III: Đau, dây chằng bị rách hoàn toàn, khớp lỏng lẻo và mất chức năng.

Nguyên nhân dẫn tới bong gân cổ tay

Bất cứ điều gì tác động đủ lực để kéo căng hoặc xoắn dây chằng cổ tay quá mức đều có thể gây bong gân cổ tay. Các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:

  • Ngã (đặc biệt là chống tay đỡ).
  • Các chấn thương trong thể thao.
  • Chấn thương như tai nạn.

Tình trạng này ít phổ biến hơn nhưng một số tình trạng sức khỏe nhất định có thể gây đủ áp lực lên dây chằng cổ tay khiến chúng bị căng và gây bong gân, bao gồm:

  • Nhiễm trùng.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Viêm khớp vẩy nến.

Chẩn đoán bong gân cổ tay

Để chẩn đoán bong gân cổ tay, bác sĩ sẽ khám toàn diện về cổ tay cho người bệnh:

  • Tìm hiểu nguyên nhân gây ra cơn đau
  • Chụp Xquang
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Nội soi khớp

Phương pháp điều trị bong gân cổ tay 

Bong gân cổ tay ở mức độ nhẹ đến trung bình sẽ có thể tự lành, tuy nhiên cần thời gian nghỉ ngơi để hồi phục lại.

  • Nghỉ ngơi: Tránh các hoạt động gây ra chấn thương cho cổ tay.
  • Chườm đá: Chườm đá lạnh hoặc túi nước đá bọc trong một chiếc khăn mỏng lên cổ tay để giảm đau và sưng. Thực hiện trong 20 - 30 phút cứ sau 3 - 4 giờ trong 2 - 3 ngày hoặc cho đến khi hết đau.
  • Nén cổ tay bằng băng: Quấn cổ tay bằng băng thun để giúp giảm sưng. Đừng quấn cổ tay quá chặt sẽ gây đau hoặc cản trở quá trình lưu thông máu đến bàn tay và các ngón tay.
  • Nâng cổ tay cao hơn tim, trên gối hoặc lưng ghế thường xuyên nhất có thể.
  • Dùng thuốc: Thuốc chống viêm không steroid giúp giảm đau và khám viêm. Tuy nhiên không nên lạm dụng những loại thuốc này vì có thể có tác dụng phụ, như tăng nguy cơ chảy máu và loét trừ khi bác sĩ có chỉ dẫn cụ thể khác.
  • Bó bột hoặc nẹp cổ tay: Dùng nẹp cổ tay hoặc bó bột để giữ cố định cổ tay. 
  • Vật lý trị liệu: Thực hành các bài tập kéo dài và tăng cường sức mạnh theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên.
  • Phẫu thuật: Rất hiếm khi cần phải phẫu thuật khi bị bong gân ở cổ tay, với những tình trạng nghiêm trọng hơn người bệnh có thể cần phải phẫu thuật để điều trị. Có thể áp dụng phẫu thuật mở hoặc nội soi tùy tình trạng bệnh nhân.

Thời gian hồi phục sau bong gân cổ tay

Bong gân cổ tay thường hồi phục sau 6 tuần. Thời gian hồi phục thực tế sẽ tùy thuộc vào tình trạng của từng người. Trong suốt thời gian này bác sĩ khuyến nghị nên di chuyển ngón tay nhằm tránh trình trạng co cứng.
Đừng cố gắng quay trở lại mức độ hoạt động thể chất cho đến khi:

  • Khỏi đau ở cổ tay khi ở trạng thái nghỉ ngơi.
  • Có thể tập thể dục, cầm nắm và di chuyển đồ vật mà không bị đau
  • Cổ tay bị thương, cũng như bàn tay và cánh tay ở bên đó, có cảm giác khỏe mạnh như cổ tay, bàn tay và cánh tay không bị thương.

Phương pháp phòng ngừa bong gân cổ tay

Bạn đọc có thể tham khảo một số phương pháp phòng ngừa bong gân trong khi chơi thể thao hoặc các hoạt động thể chất khác:

  • Khởi động trước khi chơi thể thao hoặc tập luyện.
  • Mang thiết bị bảo hộ thích hợp.
  • Nếu bị đau tay, không nên cố gắng hoạt động tay.
  • Hãy cho cơ thể bạn thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi sau khi hoạt động cường độ cao.
  • Hạ nhiệt và giãn cơ sau khi hoạt động thể chất.
phong ngua bong gan co tay
Bảo vệ cổ tay để phòng ngừa bong gân - Ảnh: Canva

Cổ tay bị bong gân là một chấn thương phổ biến. Một người có thể bị bong gân cổ tay do cử động đột ngột, do ngã hoặc khi chơi thể thao có va chạm. Mặc dù trường hợp bong gân nhẹ có thể tự lành, nhưng tốt nhất người bệnh nên thăm khám với bác sĩ để xác định tình trạng và loại trừ các tổn thương khác.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết