Bong gân là một chấn thương phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ người nào hoạt động vận động. Bong gân là tình trạng dây chằng ở khớp bị giãn hoặc rách do lực tác động quá mức. Dây chằng là các mô sợi nối hai đầu xương lại với nhau, giúp giữ cho khớp ổn định. Khi dây chằng bị tổn thương, khớp sẽ bị đau, sưng, bầm tím và khó cử động.
Theo dõi bài viết để biết thêm về chẩn đoán và điều trị bong gân.
Chẩn đoán bong gân
Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và yêu cầu làm một số cận lâm sàng (nếu cần) để đưa ra chẩn đoán đúng cho người bệnh.
- Hỏi về nguyên nhân gây ra chấn thương, các triệu chứng ban đầu, kiểm tra khớp bị thương,...
- Chụp Xquang.
- Siêu âm khớp.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI).
Điều trị bong gân như nào?
- Nghỉ ngơi: Tránh các hoạt động gây ra chấn thương. Cố gắng không sử dụng phần cơ thể bị thương cho đến khi hồi phục.
- Chườm đá: Chườm lạnh lên vết thương 15 phút mỗi lần, vài lần một ngày. Bọc túi nước đá trong một chiếc khăn hoặc vải mỏng để đá không tiếp xúc trực tiếp vào da.
- Nén: Quấn một miếng băng thun quanh khớp bị thương để giúp giảm sưng.
- Giữ khớp của người bệnh cao hơn mức tim thường xuyên nhất có thể.
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Không nên lạm dụng thuốc giảm đau, tham khảo ý kiến bác sĩ để có đơn thuốc phù hợp với tình trạng của từng người bệnh.
- Sử dụng nẹp đẻ hỗ trợ khớp và giữ nó đúng vị trí.
- Sử dụng nạng để di chuyển nếu tình trạng bong gân ở cổ chân.
- Vật lý trị liệu: Nhằm tăng cường cơ bắp xung quanh vùng chấn thương và cải thiện cân bằng để giảm nguy cơ tái phát.
- Phẫu thuật: Bong gân rất hiếm khi cần phải phẫu thuật.
Bong gân nếu được phát hiện sớm và điều trị sẽ giúp người bệnh nhanh hồi phục và có thể thực hiện các hoạt động bình thường. Để ý các triệu chứng bong gân sẽ giúp bạn đọc hiểu được tình trạng của mình.
Trên đây là các phương phương pháp điều trị và chẩn đoán bong gân. Hy vọng bài viết mang lại những thông tin cần thiết về tình trạng bong gân cho bạn đọc.