Nhận biết dấu hiệu của bong gân
Nhận biết dấu hiệu của bong gân
Nhận biết dấu hiệu của bong gân
Nhận biết dấu hiệu của bong gân - Ảnh: BookingCare

Nhận biết dấu hiệu của bong gân

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 21/12/2023 | Cập nhật lần cuối: 21/12/2023
Bong gân nếu không được chữa trị kịp thời, có thể gây đau đớn và hạn chế hoạt động cho người bệnh. Theo dõi bài viết để nhận biết bong gân và xử lý đúng cách.

Bong gân là một chấn thương thường gặp trong sinh hoạt. Bong gân xảy ra khi một trong các dây chằng bị căng hoặc rách. Nếu không được chữa trị kịp thời, bong gân có thể gây đau đớn và hạn chế hoạt động. Vì vậy, việc nhận biết và xử lý đúng cách bong gân là rất quan trọng.

Theo dõi bài viết để có thêm kiến thức chi tiết về bong gân.

Dấu hiệu của bong gân

Các triệu chứng bong gân phổ biến nhất bao gồm:

  • Đau: Đây là triệu chứng điển hình nhất của bong gân. Cơn đau thường rất dữ dội ngay sau khi bị chấn thương và giảm dần theo thời gian.
  • Sưng tấy.
  • Bầm tím.
  • Cảm giác như không thể dồn trọng lượng lên khớp hoặc di chuyển thoải mái.
  • Giảm phạm vi chuyển động (khó hoặc đau khi di chuyển khớp xa như bình thường).

Nguyên nhân gây ra bong gân

Các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:

  • Các chấn thương trong thể thao.
  • Ngã.
  • Trượt chống đỡ cơ thể bất ngờ.
  • Xoay mắt cá chân hoặc trẹo đầu gối khi đi, chạy hoặc nhảy.
  • Chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại (sử dụng khớp quá mức hoặc thực hiện một chuyển động lặp đi lặp lại trong công việc, thể thao hoặc sở thích).

Bất cứ ai cũng có thể bị bong gân, nhưng một số người có nhiều khả năng bị bong gân khớp hơn như:

  • Vận động viên.
  • Người lao động với những công việc đòi hỏi thể chất.
  • Những người có sở thích hoặc hoạt động khiến họ thực hiện các động tác lặp đi lặp lại.
  • Đột ngột tăng cường độ tập luyện hoặc hoạt động.
  • Bắt đầu một môn thể thao hoặc hoạt động mới mà không có thiết bị hoặc sự tập luyện phù hợp.
  • Chơi cùng một môn thể thao quanh năm.

4 bước sơ cứu người bị bong gân

  • Nghỉ ngơi: Sau chấn thương, để giảm đau, người bệnh nên hạn chế vận động và có thể sử dụng nạng, gậy hoặc nẹp vải nếu chấn thương nhẹ. Nếu các cử động thông thường bị giới hạn sau chấn thương, nên để vùng tổn thương được nghỉ ngơi hoàn toàn bằng cách nẹp cố định qua hai khớp bằng bất cứ vật gì dài và chắc.
  • Chườm đá: Để giảm đau và sưng phù, có thể sử dụng thuốc xịt giảm đau và các túi chườm lạnh nhanh. Người bệnh có thể cho đá lạnh vào túi nilon và dùng khăn bọc lại chườm để tránh tê cóng. Trong vòng 24 giờ đầu, nên chườm đá khoảng 3 lần, mỗi lần từ 20 đến 30 phút. Tránh sử dụng dầu nóng hoặc bất kỳ thứ gì có tính nóng trong vòng 24 giờ đầu vì nó có thể làm sưng, bầm nhiều hơn.
  • Băng ép: Để giúp vùng tổn thương giảm sưng và mau hồi phục, hãy sử dụng băng thun quấn nhẹ nhàng và đều tay. Tuy nhiên, không nên quấn băng quá chặt để tránh ảnh hưởng đến tuần hoàn ở vùng bị băng ép. Hãy luôn kiểm tra các đầu ngón chân xem có biểu hiện tím hoặc tê bì không. Nếu có, cần nới lỏng băng thun.
  • Kê cao: Để giảm sưng nề, hãy kê vùng tay/chân bị tổn thương lên cao hơn tim để tăng lượng máu tĩnh mạch trở lại hệ tuần hoàn.

Trên đây là một số triệu chứng của bong gân và cách sơ cứu người bị bong gân. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Khi gặp chấn thương người bệnh nên tới cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị bong gân phù hợp.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết