Bướu tuyến giáp có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Bệnh bướu tuyến giáp có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? 
Bệnh bướu tuyến giáp có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? - Ảnh: BookingCare

Bướu tuyến giáp có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Tác giả: - Xuất bản: 20/02/2024 - Cập nhật lần cuối: 10/03/2024
Bướu tuyến giáp đa phần là lành tính. Vậy nên, người mắc bệnh không cần quá lo lắng, song cũng không nên chủ quan. Các khối u bướu xuất hiện có thể kèm theo các biểu hiện khó nuốt, khó thở, giọng nói khàn, hụt hơi, sưng phù vùng cổ...

Bướu tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp xuất hiện các đơn nhân hoặc đa nhân lành tính, kích thước từ 0,5 cm đến vài cm. Vậy bướu tuyến giáp có nguy hiểm không? Nó nguy hiểm như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây!

Bướu tuyến giáp có nguy hiểm không?

Bướu tuyến giáp, dù đơn giản hay dạng nốt, hoặc không độc hại hoặc độc hại đều có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân, đồng thời có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe thể chất và thẩm mỹ.

Bướu tuyến giáp phần lớn là lành tính. Tuy nhiên, người bệnh cũng không được chủ quan, vì bướu to chèn xuống phía dưới lồng ngực (u giáp thòng xuống trung thất) có thể dẫn tới:

  • Bướu to chèn ép lên khí quản khiến người mắc khó thở, mệt mỏi.
  • Bướu to chèn lên thực quản gây khó nuốt, nuốt nghẹn, người bệnh có cảm giác vướng víu thức ăn ở cổ.
  • Gây khó chịu ở cổ, mất thẩm mỹ, khiến bệnh nhân cảm tự ti khi giao tiếp.
  • Bướu to nếu chèn ép lên tĩnh mạch chủ có thể gây phù vùng mặt và cổ, lồng ngực căng phồng.

Phương pháp điều trị bướu tuyến giáp

Trước tiên, để xác định được phương pháp điều trị tốt nhất, cần xác định được chính xác về kích thước, vị trí, tình trạng (lành tính hay ác tính) của khối u bướu thông qua thăm khám lâm sàng, xét nghiệm, siêu âm, sinh thiết khối u. 

Sau đây là một vài phương pháp chữa bướu tuyến giáp thường thấy:

  • Chữa bướu tuyến giáp bằng thuốc: dành cho bướu có kích thước 2-3 cm. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn nhiều tranh luận. Vì vậy, trong quá trình điều trị, nếu khối u có kích thước nhỏ đi thì sẽ tiếp tục điều trị thuốc. Ngược lại, bướu to lên thì nên cân nhắc việc dừng điều trị bằng thuốc và chuyển sang các phương pháp điều trị khác ngay.
  • Phẫu thuật bướu tuyến giáp: Đây là phương pháp phổ biến trong điều trị bướu tuyến giáp, được chỉ định khi các kích thước bướu đã lớn hoặc bướu độc hại, chèn ép thanh quản, thực quản, khí quản hoặc nghi ngờ ung thư.

Bướu tuyến giáp dù độc hại hay không đều ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Vậy nên khi nghi ngờ mắc bệnh, hãy tới các cơ sở uy tín để thăm khám kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết