Bướu cổ: Biểu hiện, nguyên nhân, phương pháp điều trị
Người bệnh bướu cổ
Tìm hiểu các thông tin tổng quan về bướu cổ - Ảnh: BookingCare

Bướu cổ: Biểu hiện, nguyên nhân, phương pháp điều trị

Tác giả: - Xuất bản: 04/03/2024 - Cập nhật lần cuối: 05/03/2024
Bướu cổ là bệnh lý thường gặp, tuy không nguy hiểm nhưng  gây ra  nhiều trở ngại tới cuộc sống của bệnh nhân.

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng, sản sinh ra các chất giữ nhiệm vụ điều tiết hoạt động tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Khi chức năng của tuyến giáp bị rối loạn sẽ gây ra bướu cổ và các bệnh về tuyến giáp nguy hiểm khác. Trong bài viết này, BookingCare sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về biểu hiện, nguyên nhân và phương pháp điều trị bướu cổ.

Triệu chứng bướu cổ như thế nào?

Dấu hiệu rõ rệt nhất của hầu hết các bệnh tuyến giáp là sự xuất hiện của khối u lồi ra ở vùng cổ, được gọi là bướu cổ hoặc bướu giáp.

Các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác nhau của bệnh phụ thuộc vào việc chức năng tuyến giáp có thay đổi như thế nào, bướu cổ phát triển nhanh ra sao,… Các triệu chứng chính của bướu cổ bao gồm:

  • Cảm thấy vướng ở cổ, khó nuốt.
  • Đau họng.
  • Khó thở.
  • Nhịp tim nhanh, có những cơn đau vùng tim thoáng qua.
  • Giảm cân không rõ lý do.
  • Tiêu chảy.
  • Luôn căng thẳng, dễ bị kích động.
  • Cảm thấy hồi hộp, bồn chồn.

Nguyên nhân gây bướu cổ

Nguyên nhân bướu cổ thường gặp nhất là do cơ thể thiếu hụt iod. Bởi iod là nguyên liệu chính để tổng hợp hormon tuyến giáp nên khi tuyến giáp không nhận được đầy đủ lượng iod sẽ giảm sản sinh hormone. Do vậy, để bù đắp cho lượng hormone bị thiếu hụt, tuyến giáp phải tuyến giáp phải làm việc nhiều hơn - phình ra để lấy iod từ các cơ quan khác. Theo thời gian sẽ hình thành bướu cổ. 

Thiếu iod có thể do bẩm sinh, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý,…

Bên cạnh đó, còn một vài nguyên nhân gây bướu cổ khác:

  • Do dùng thuốc: Thuốc chứa muối lithi được dùng trong chuyên khoa tâm thần, xương khớp,… là nguyên nhân vì ức chế tập trung iod.
  • Do đồ ăn: Sử dụng quá nhiều các loại thức ăn như măng, sắn và cải bắp, củ cải, đậu tương trong thời gian dài làm giảm hấp thu iod vào trong tuyến giáp gây ảnh hưởng đến sự tổng hợp hormon tuyến giáp.
  • Do giới tính và độ tuổi: Nữ giới có tỉ lệ mắc bướu cổ lớn hơn nam giới. Đặc biệt là ở tuổi dậy thì và khi mang bầu hoặc cho con bú vì nhu cầu iod và hormon tăng cao.
  • Do di truyền.
  • Do chiếu xạ vùng cổ từ trước.

Xét nghiệm chẩn đoán bướu cổ

Chỉ cần nhìn bằng mắt thường, chúng ta có thể dễ dàng thấy được tuyến giáp bị sưng to và không cân xứng khi thực hiện động tác nuốt. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nuốt từng ngụm nước nhỏ rồi nắn từ phía trước. 

Ngoài ra, bác sĩ còn có thể sử dụng các phương pháp sau: 

  • Xét nghiệm máu: Để đo nồng độ hormone tuyến giáp, từ đó kết luận tuyến giáp có hoạt động bình thường hay không. Các xét nghiệm thông thường bao gồm: định lượng T4, T3, TSH.
  • Xét nghiệm kháng thể: Để tìm kiếm một số kháng thể được tạo ra khi mắc một vài dạng bướu cổ, các kháng thể sẽ chống lại những tác nhân có hại như nhiễm trùng hoặc virus gây bệnh trong cơ thể bệnh nhân. Các xét nghiệm bao gồm: Anti-TPO, Anti-TG, TrAb.
  • Siêu âm tuyến giáp: Tuy đơn giản nhưng phương pháp này giúp bác sĩ kiểm tra kích thước của tuyến giáp và xem nó có u (nhân giáp) hay không.
  • Sinh thiết: Sinh thiết được thực hiện để loại trừ nguy cơ ung thư.
  • Xạ hình tuyến giáp: Hình ảnh thu được sẽ đánh giá chức năng tuyến giáp một cách toàn diện và giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn khởi phát.

Chụp CT hoặc MRI tuyến giáp: Nếu bướu cổ lớn hoặc lan vào ngực, chụp CT hoặc MRI để đo kích thước và sự lan rộng của bướu cổ.

Bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán bướu cổ - Ảnh: Freepik
Bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán bướu cổ - Ảnh: Freepik

Phương pháp điều trị bướu cổ

Điều trị bướu cổ phụ thuộc vào kích thước tuyến giáp của người bệnh đã phát triển đến đâu, các biểu hiện của bệnh. Cách điều trị bướu cổ có thể kể đến là:

  • Sử dụng thuốc: Sử dụng thuốc để đưa hormone tuyến giáp trở về trạng thái hoạt động bình thường.
  • Điều trị bằng iod phóng xạ (xạ trị): Iod đi đến tuyến giáp và hạ gục các tế bào tuyến giáp, làm tuyến giáp co lại. Sau khi điều trị bằng i-ốt phóng xạ, người bệnh có thể sẽ phải sử dụng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp trong suốt quãng đời còn lại.
  • Phẫu thuật: Nếu bướu cổ lớn, gây khó thở và khó nuốt, người bệnh được khuyên dùng phương pháp phẫu thuật. Tùy thuộc vào số lượng tuyến giáp bị cắt bỏ, người bệnh có thể phải dùng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp trong suốt quãng đời còn lại.

Sống chung với bướu cổ hiệu quả

  • Người bệnh nên tuân thủ chế độ ăn uống hợp lí (giàu vitamin, năng lượng, đủ protein) vì dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh bướu cổ. Bổ sung thường xuyên các thực phẩm giàu iod như hải sản, sò, ngao, trứng,… và quan trọng nhất là muối iod.
  • Tránh hấp thụ các thực phẩm chứa đậu nành và các loại rau cải,…
  • Nên vận động nhẹ nhàng, tránh làm việc quá sức gây khó thở, tim đập nhanh.

Dù trong trường hợp nào, khi xuất hiện bướu cổ, người bệnh nên tới ngay bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm cần thiết, phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bên cạnh việc thăm khám và tuân thủ các yêu cầu điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết