Các bệnh da liễu thường gặp sau mùa lũ và cách phòng bệnh
Miền Trung đang trải qua những ngày mưa lũ lịch sử. Mưa bão, lũ lụt khiến người dân phải sống chung với nước bẩn, môi trường mất vệ sinh trong nhiều ngày, rất dễ gây ra các căn bệnh về da liễu.
Việt Nam là đất nước có nhiều khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng ngập lụt vào những ngày mưa lũ, đặc biệt là khu vực miền Trung.
Mưa bão, lũ lụt tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển, trong đó các bệnh da liễu. Dưới đây là những bệnh da liễu thường gặp trong mùa lũ và cách phòng tránh để mọi người thực hiện trong mùa mưa lũ.
Thăm khám bệnh da liễu trong mùa lũ
Một số bệnh về da có thể tự khỏi mà không cần điều trị nếu như được vệ sinh và chăm sóc tốt. Tuy nhiên, trong điều kiện mùa lũ, người dân cũng rất khó để có thể tự chăm sóc và điều trị bệnh.
Để hỗ trợ bệnh nhân các tỉnh miền Trung thăm khám bệnh da liễu trong mùa mưa lũ, BookingCare triển khai chương trình Thương về miền Trung - Thăm khám MIỄN PHÍ QUA VIDEO cho bệnh nhân tại 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và TT-Huế từ ngày 01/11/2020 - 15/11/2020.
Người dân được thăm khám các bệnh lý thường gặp sau lũ như: Da liễu (bệnh ngoài da),Tâm lý - Tâm thần, Tiêu hoá, Bệnh nội khoa (Thận - Tiết niệu - Nam khoa, Cơ xương khớp, Ung bướu, Nhi...).
Ngoài ra, bệnh nhân tại các tỉnh khác, nếu như điều kiện mưa lũ gây khó khăn cho việc đi lại, bệnh nhân nên thăm khám bệnh Da liễu với bác sĩ Da liễu từ xa qua Video để bệnh được điều trị dứt điểm, đồng thời cũng đảm bảo an toàn khi người dân được thăm khám tại nhà.
Một số bệnh da liễu thường gặp vào mùa lũ
Nấm da
Nhiễm trùng da do vi khuẩn và nấm là bệnh da thường gặp nhất sau đợt lũ. Nấm thường phát triển ở những vùng da ẩm ướt. Trong khi đó, mùa lũ khiến da phải tiếp xúc với nước trong thời gian dài và liên tục, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nấm da phát triển.
Có nhiều loại nấm da, phổ biến và hay gặp nhất là một số nấm da sau đây:
Hắc lào
Hắc lào phát triển tốt trong môi trường nóng, ẩm ướt, đặc biệt phù hợp với khí hậu Việt Nam. Các loại nấm gây hắc lào trên các vùng da có thể có biểu hiện khác nhau.
Dấu hiệu chung của bệnh hắc lào là những tổn thương da có dạng tròn, hoặc bầu dục, có ranh giới rõ ràng. Vùng da bị bệnh xuất hiện các biểu hiện đỏ hồng hoặc nâu, nổi mẩn đỏ một vùng có giới hạn rõ, bề mặt xuất hiện những mụn nước, tập trung phần rìa vùng nổi mẩn.
Hắc lào gây ra triệu chứng ngứa ngáy khiến người bệnh phải liên tục gãi. Vết thương bị xước khiến vi khuẩn xâm nhập, vùng da bị nấm hắc lào có thể có mụn mủ vàng, mụn nước phồng rộp.
Bệnh có thể lan rộng ra các vùng da khác trên cơ thể hoặc lây lan sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp hoặc mang chung quần áo, vật dụng cá nhân.
Nấm kẽ
Nấm kẽ có triệu chứng là các dát đỏ có bờ rõ, trung tâm sạch, bờ thương tổn có vảy, có hoạt tính và lan rông ra xung quanh vùng kẽ. Ngoài ra, có thể xuất hiện thành mụn nước ở bờ hoặc viêm mủ nang lông.
Nấm kẽ thường gặp ở người chân bị ngâm trong nước nhiều giờ, liên tục nhiều ngày do nghề nghiệp như: nông dân, người làm công tác vệ sinh cống rãnh, vận động viên bơi lội, người mò cua bắt ốc…
Trong mùa lũ, người dân thường xuyên phải di chuyển và sống chung với nguồn nước mất vệ sinh. Do đó, bệnh nấm kẽ trở càng trở nên phổ biến.
Nấm kẽ thường có 3 thể: thể tróc vảy khô, thể mụn nước và thể viêm kẽ.
Nấm bẹn
Bệnh nấm bẹn phát triển nhiều khi sống trong vùng ẩm ướt. Việc tiếp xúc với nước thường xuyên và mặc quần áo ướt, không có điều kiện vệ sinh vùng kín sạch sẽ nên rất dễ mắc bệnh nấm bẹn.
Bệnh nhân có thể nhận thấy những dấu hiệu nấm bẹn như ngứa ngáy vùng kín, vùng háng kèm theo hiện tượng ẩm ướt và mảng da nổi mẩn đỏ. Vùng da bị nấm có màu hồng, sau đó chuyển thành đỏ sẫm và có viền rõ rệt, đóng vảy và có các mụn nhỏ mọc lấm tấm xung quanh.
Nấm bẹn gây ngứa ngáy, khó chịu, đồng thời có thể lan rộng sang bộ phận sinh dục, gây viêm nhiễm, lở loét, gây vô sinh.
Nấm da đầu
Nấm da đầu hay còn gọi là nấm tóc phát triển trong mùa lũ chủ yếu do các nguyên nhân như: Không được vệ sinh sạch sẽ, tóc ẩm ướt khi đi ngủ, lây trực tiếp từ người bệnh do dùng chung đồ vật và môi trường sống không đảm bảo vệ sinh.
Nấm da đầu phát triển theo từng giai đoạn. Vì vậy, nên khám chữa và điều trị khi bệnh ở giai đoạn đầu, còn nhẹ vì đến những giai đoạn về sau, bệnh có thể gây ra tình trạng mụn nước, ngứa ngáy, rụng tóc, viêm nhiễm da đầu.
Nhiễm trùng da do vi khuẩn
Da bị nhiễm trùng do vi khuẩn sẽ có những biểu hiện sưng nóng, đỏ, đau, chảy nước, có thể có mủ, loét da. Sau một thời gian, vết thương có thể đóng mài vàng hoặc nâu, viêm xung quanh.
Những tác động từ yếu tố bên ngoài trong cơn lũ có thể khiến bệnh nhân bị thương, xước xát, tuy nhiên điều kiện khám chữa bệnh và vệ sinh kém nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công.
Bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ là một bệnh về da rất phổ biến, thường xuất hiện ở vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh, thiếu nước sinh hoạt.
Bệnh ghẻ tuy không gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, nhưng nếu không được điều trị chu đáo, ghẻ sẽ gây ra các biến chứng như: nhiễm trùng, chàm hóa, viêm cầu thận cấp.
Ghẻ khiến bệnh nhân ngứa ngáy, đặc biệt là vào ban đêm. Bệnh ghẻ có thể lây lan từ người này sang người khác, đặc biệt là giữa những người trong gia đình.
Khi điều trị bệnh ghẻ, cần điều trị cho cả những người trong gia đình, tập thể, vườn trẻ…
Viêm da tiếp xúc
Nước lũ thường chứa các hóa chất từ các ngành công nghiệp hoặc hộ gia đình bao gồm thuốc trừ sâu, các kim loại nặng, chất tẩy rửa. Khi tiếp xúc với các chất đó, da rất dễ bị tổn thương, gây nên tình trạng viêm da tiếp xúc.
Viêm da tiếp xúc thường xuyên xảy ra với những vùng da thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn như tay, chân. Biểu hiện viêm da tiếp xúc đặc trưng là các dát đỏ, sưng nề, gây ngứa và khó chịu.
Nếu không tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, viêm da tiếp xúc có thể tự khỏi trong vòng 2-4 tuần. Tuy nhiên, trong mùa lũ, rất khó để bệnh nhân hoàn toàn tránh được các tác nhân gây dị ứng.
Khi bị viêm da tiếp xúc, bệnh nhân cần thực hiện một số biện pháp có thể làm giảm các triệu chứng theo hướng dẫn của bác sĩ Da liễu để tránh bệnh nặng hơn và khó kiểm soát hơn.
Chấn thương da và mô mềm
Nước lũ ngập cao khiến người dân và lực lượng cứu hộ thường xuyên phải lội nước xong lại rất khó quan sát được đường đi. Vì vậy, chấn thương do tiếp xúc với các vật sắc nhọn (kim loại, thủy tinh,..),đá, các mối nguy hiểm về điện (đường dây điện rơi xuống) là tình trạng khá thường gặp.
Khi bị chấn thương ngoài ra và mô mềm rất hay gặp, nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời sẽ là đường vào của các vi khuẩn, kí sinh trùng,.. gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí dẫn tới nhiễm trùng huyết có nguy cơ tử vong.
Phòng bệnh về da mùa mưa lũ
Để phòng chống dịch bệnh nói chung và các bệnh về da nói riêng trong mùa lũ, người dân cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng như sau:
- Không rửa mặt hoặc tắm, giặt quần áo bằng nước bẩn. Nếu không có nước giếng đã được khử trùng thì phải đánh phèn hoặc lọc nước bằng cát.
- Không để trẻ em tắm gội, chơi đùa với nước bẩn.
- Rửa tay bằng xà phòng với nước sạch.
- Không dùng chung khăn mặt và chậu chung với người bị đau mắt đỏ.
- Không mặc áo quần ẩm ướt.
- Không bơi lội, tắm gội hoặc chơi đùa trong nước ngập vì nước rất bẩn, ngoài gây bệnh ngoài da mà còn gây ra bệnh đường tiêu hoá do nuốt phải nước bẩn.
- Hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng. Nếu bắt buộc phải lội vào nước bẩn thì ngay sau đó phải rửa ngay bằng nước sạch và lau khô, nhất là các kẽ ngón tay, ngón chân.
- Dọn dẹp vệ sinh nơi ở ngay sau khi nước rút.
- Nếu thấy bệnh về da có dấu hiệu nghiêm trọng, cần đi khám với bác sĩ Da liễu ngay để tránh biến chứng.
Xem thêm video:
Hướng dẫn phòng bệnh mùa mưa lũ
- Thưc hiện: Truyền hình Nhân dân
- Thời lượng: 1 phút 46 giây
BookingCare - Nền tảng y tế Chăm sóc sức khỏe toàn diện hiện đang hỗ trợ bệnh nhân kết nối với các bác sĩ Da liễu từ xa qua Video để bệnh nhân thuận tiện khi muốn thăm khám bệnh trong mùa lũ.
2. https://medlatec.vn/tin-tuc/benh-hac-lao-nguyen-nhan-phuong-phap-dieu-tri-va-phong-ngua-benh-s107-n17985
3. https://dalieu.vn/benh-da-thuong-gap-sau-mua-lu/
Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.
Đội ngũ BookingCareChúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
Nên khám sùi mào gà ở đâu? 9 địa chỉ khám chữa uy tín ở Hà Nội
10 bác sĩ Da liễu giỏi và uy tín tại TP.HCM
8 Bệnh viện, phòng khám trị mụn uy tín ở Hà Nội
8 Bệnh viện, phòng khám Da liễu tại Hà Nội chất lượng tốt (phần 2)
8 địa chỉ khám bệnh Da liễu uy tín tại TP.HCM
9 bệnh viện, phòng khám Da liễu Hà Nội uy tín (phần 1)
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Tác giả
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English
- Viêm dạ dày
- Xuất huyết dạ dày
- Niềng răng
- Bọc răng sứ
- Trồng răng Implant
- Nhổ răng khôn
- Chạy bộ & Leo Núi