Bệnh tiểu đường không chỉ ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể như: mắt, gan thận, tim mạch, cơ xương khớp,... mà ngay cả làn da cũng sẽ bị tổn thương nếu không được theo dõi và chăm sóc đúng cách.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề xoay quanh biến chứng về da của bệnh tiểu đường và những phương pháp ngăn ngừa, điều trị cần biết.
Ở bệnh nhân bị tiểu đường lâu năm, tổn thương vi mạch và thần kinh là nguyên nhân dẫn đến các tổn thương da. Tuy nhiên, một số thay đổi trên da có thể xuất hiện ngay cả trước khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Dưới đây là những bệnh lý về da mà người bệnh tiểu đường hay gặp:
Bệnh gai đen là tình trạng da đặc trưng bởi các vùng da dày, da dạng nhú tối, sẫm có thểxuất hiện ở các vị trí như cổ, nách hoặc bẹn đối xứng hai bên cơ thể. Đôi khi các mảng cũng có thể xuất hiện trên bàn tay, khuỷu tay hoặc đầu gối.
Bệnh gai đen là dấu hiệu kháng insulin và cũng là biểu hiện của tiền tiểu đường hoặc tiểu đường loại 2. Bệnh này cũng phổ biến ở những người bịbéo phì.
Các đốm trông giống như các mảng hoặc đường tròn màu đỏ hoặc nâu trên da. Các đốm thường xuất hiện ở mặt trước của chân (cẳng chân) và thường bị nhầm lẫn với đốm đồi mồi. Những đốm này cũng thường không có triệu chứng gì: không đau, ngứa hoặc nứt nẻ.
Tình trạng này gây ra các mảng màu vàng, đỏ hoặc nâu trên da . Nó thường bắt đầu bằng những vết sưng nhỏ, nổi lên trông giống như mụn nhọt. Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn hơn, các vết sưng biến thành những mảng da sưng tấy và cứng. Tình trạng da này hiếm gặp, nhưng nếu phát triển thì có thể gây ngứa và đau.
Nguyên nhân của hoại tử da dạng mỡ không hoàn toàn rõ ràng, nhưng phụ nữ có nhiều khả năng mắc hơn nam giới.
Đây có thể là triệu chứng sớm của bệnh đái tháo đường với tỉ lệ gặp khoảng 0,5%. Trên da sẽ xuất hiện những nốt bọng nước căng lên trên nền da lành, thường thấy ở cẳng chân, bàn chân, cánh tay và bàn tay,...các vết mụn này trông khá đáng sợ nhưng không đau và có thể tự lành trong 2 - 4 tuần nhưng có thể tái phát.
Tình trạng này bắt đầu với lớp da sáp, dày và căng hủ yếu ở ngực tiến triển chậm đên lưng, gáy, vai, mặt chi. Tình trạng xơ cứng biểu bì phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, nam giới thừa cân, truổi trung niên, tỉ lệ 3-15%
Ai cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường có xu hướng mắc nhiều hơn. Vi khuẩn phát triển mạnh khi có quá nhiều glucose (đường) trong cơ thể. Một loại vi khuẩn phổ biến gây nhiễm trùng do vi khuẩn ở những người mắc bệnh tiểu đường là tụ cầu (tụ cầu).
Biểu hiện là những tổn thương sưng, nóng, đỏ đau trên da, vết loét lâu liền, viêm nang lông,tổn thương móng tay, chân
Nhiễm trùng do vi khuẩn thường có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Giữ lượng đường trong máu ở mức độ bình thường có thể giúp người bệnh tránh bị nhiễm trùng. Ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất và uống thuốc theo hướng dẫn có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu.
Các bệnh nhiễm nấm thông thường bao gồm ngứa ngáy, nấm da chân, nấm ngoài da và nhiễm trùng âm đạo. Giống như nhiễm trùng do vi khuẩn, bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm nấm, nhưng thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường. Nhiễm nấm có nhiều khả năng xảy ra khi lượng đường trong máu cao.
Đường máu cao dẫn đến di chuyển nước ra khỏi tế bào dẫn đến khô da. Ngoài những bệnh lý kế trên, người bệnh tiểu đường có thể bị tổn thương da dưới dạng: u hạt hình vòng, bệnh lychen phẳng, bệnh collagen đục lỗ, u vàng phát ban, u mềm treo…
Tổn thương da do bệnh tiểu đường thường là những thương tổn lành tính, không cần điều trị đặc hiệu. Ngoại trừ nhiễm trùng da do vi khuẩn và vi nấm cần điều trị thuốc kháng sinh và kháng nấm, kết hợp với chăm sóc vết thương mỗi ngày. Các bệnh da do đái tháo đường còn lại có xu hướng tự biến mất sau vài tháng nhưng có thể cần một thời gian dài,
Do đó, biện pháp hiệu quả nhất để điều trị bệnh da do đái tháo đường là kiểm soát tốt lượng đường trong máu bằng cách tuân thủ nghiêm chế độ dùng thuốc dưới hướng dẫn của bác sĩ, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với những thực phẩm tốt cho sức khỏe, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế ăn chất đường bột, mỡ động vật thay vào đó sử dụng chất đạm và dầu từ thực vật.
Đồng thời, tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để duy trì cân nặng lý tưởng và cải thiện hiệu quả tình trạng đề kháng insulin. Ngoài ra, các vùng da bị tổn thương cũng nên được giữ ẩm, tránh tình trạng cọ xát hay chấn thương làm bệnh nghiêm trọng hơn.
Các bệnh về da do tiểu đường có thể không gây nguy hiểm như các biến chứng khác nhưng người bệnh không nên chủ quan bởi đây là dấu hiệu của lượng đường huyết trong máu đang vượt mức ổn định và cần được can thiệp. Liên hệ sớm với bác sĩ Nội tiết để thăm khám và phương hướng điều trị hiệu quả .