Các biện pháp giúp giảm căng thẳng ở người bệnh tiểu đường
Các biện pháp giúp giảm căng thẳng ở người bệnh tiểu đường
Quản lý stress ở người bệnh tiểu đường
Quản lý stress ở người bệnh tiểu đường - Ảnh: BookingCare

Các biện pháp giúp giảm căng thẳng ở người bệnh tiểu đường

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 28/08/2023 | Cập nhật lần cuối: 03/10/2023
Stress là nguyên nhân làm tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, trạng thái căng thẳng cũng dễ khiến người bệnh mắc phải những căn bệnh khác. Quản lý stress là yếu tố quan trọng để kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường.

Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF), trong những năm gần đây, nhấn mạnh người bệnh đái tháo đường rất dễ bị stress và các rối loạn tâm lý, tâm thần mà phổ biến nhất là trầm cảm, rối loạn lo âu, nguyên nhân là do:

  1. Quá sợ hãi với chẩn đoán đái tháo đường là bệnh mãn tính, không chữa khỏi được.
  2. Lo lắng về việc bị mất thu nhập, mất sức khoẻ
  3. Do có các biến chứng mạn tính của đái tháo đường có thể gây ra tử vong
  4. Thiếu sự hỗ trợ từ phía gia đình và cộng đồng

Các nghiên cứu cho thấy người bệnh đái tháo đường có nguy cơ trầm cảm cao gấp  2-3 lần so với người bình thường. Đáng chú ý là chỉ có 25-50% người bệnh đái tháo đường có trầm cảm được điều trị. Vậy hãy cùng BookingCare tìm hiểu kỹ hơn về tâm lý của bệnh nhân tiểu đường trong bài viết dưới đây.

Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn căng thẳng ra khỏi cuộc sống, nhưng luôn có một số cách bạn có thể áp dụng để quản lý, giảm bớt sự căng thẳng. Hãy cùng BookingCare tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tác hại của stress đối với người bệnh tiểu đường

Stress là những thay đổi về cảm xúc như lo sợ hay cáu giận, hoặc những phản ứng của cơ thể vã mồ hôi, tim đập nhanh hoặc cả hai.

Với người bệnh tiểu đường, căng thẳng, lo âu đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số  ảnh hưởng tiêu cực mà stress tác động tới người bệnh tiểu đường. 

  • Stress có nguy cơ làm tăng đường huyết vì khi cơ thể bị stress, những hormon như adrenalin hay cortisol được giải phóng vào máu khiến nhịp thở tăng cao. Do đó, máu đến nhiều hơn ở ngoại biên và cơ thể không thực hiện chuyển hóa glucose dẫn đến đường huyết  tăng cao.
  • Stress cũng có nguy cơ làm hạn đường huyết làm cho máu lên não bị thiếu người bệnh rối loạn ý thức.
  • Ở một số người bệnh, stress có thể khiến mất kiểm soát khi ăn uống, bệnh nhân ăn nhiều hơn bình thường để giải tỏa căng thẳng. Điều này khiến cho việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn. Ngược lại, nhiều bệnh nhân vì quá căng thẳng mà xuất hiện cảm giác chán nản, bỏ ăn, suy nghĩ tiêu cực gây ảnh hưởng xấu tới quá trình điều trị bệnh, thậm chí là khiến bệnh chuyển biến xấu hơn.
  • Khi tâm lý người bệnh không được thoải mái, luôn lo lắng, buồn bã, chất lượng cuộc sống cũng sẽ bị giảm xuống. Kéo theo những triệu chứng bệnh khác như: mất ngủ, đau đầu, trầm cảm, khó kiểm soát cảm xúc,... ảnh hưởng xấu tới cuộc sống cũng như công việc thường ngày.

Những biện pháp quản lý stress hiệu quả cho người bệnh tiểu đường

  • Khám với bác sĩ chuyên khoa nội tiết, chuyên gia về tâm lý để trao đổi về những vấn đề bệnh nhân đang gặp phải. 

Bác sĩ chuyên khoa nội tiết người có hiểu biết sâu về đái tháo đường, có thể giúp bệnh nhân điều trị tốt hơn. 

  • Thư giãn tinh thần và thể chất bằng các bài tập thiền, yoga,  dưỡng sinh,...

Khi xác định được nỗi lo của mình, người bệnh tiểu đường có thể tìm đến những phương pháp rèn luyện tinh thần nhẹ nhàng, thư giãn, giúp đầu óc được thư thái. Tùy thuộc vào sở thích, độ tuổi, trạng thái sức khỏe mà người bệnh có thể lựa chọn các hình thức tập khác nhau.

  • Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh:

Nhắc đến ăn kiêng, nhiều người có thể cảm thấy chán nản. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn uống bình thường, đầy đủ các chất dinh dưỡng miễn sao có sự kiểm soát lượng calo đưa vào cơ thể. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về lên kế hoạch ăn uống cho người bệnh tiểu đường.

  • Có thái độ sống lạc quan, tích cực:

Bệnh tiểu đường sẽ không gây nguy hiểm cho người bệnh nếu người bệnh nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm soát đường huyết tốt. Theo nghiên cứu, những người bệnh tiểu đường có thói quen sống tốt, theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên, tuổi thọ vẫn được kéo dài và không kém hơn người khỏe mạnh bình thường quá nhiều. 

Chính vì vậy, thay vì lo lắng, bạn hãy xây dựng cho mình một thái độ sống lạc quan, tích cực, sẵn sàng đối mặt và sống chung khỏe mạnh với bệnh tiểu đường. 

  • Tập thể dục để giảm căng thẳng

Tập thể dục mang lại cho bạn cảm giác khỏe khoắn và là một trong những phương pháp giảm stress cực hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt động thể chất giúp bạn giảm huyết áp và duy trì cân nặng lý tưởng. Tùy thuộc vào sở thích hoặc trạng thái cơ thể mà bạn có thể lựa chọn những bài tập thể dục phù hợp cho người bệnh tiểu đường

  • Chia sẻ lo lắng với người thân, bạn bè

Niềm vui hay nỗi buồn đều nên được chia sẻ với ai đó. Bạn sẽ cảm thấy tinh thần thư thái hơn khi một người mà bạn tin tưởng biết được những điều bạn đang băn khoăn, lo lắng. Đó có thể là người thân, bạn bè hay có thể là các bác sĩ, chuyên gia điều trị cho bạn..

Trạng thái tinh thần của mỗi người sẽ không giống nhau bởi có nhiều yếu tố tác động, hình thành nên sự căng thẳng, lo lắng. Nhìn chung, trạng thái tâm lý này sẽ ảnh hưởng xấu tới tình trạng sức khỏe của người bệnh tiểu đường.

Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức và lời khuyên bổ ích để quản lý stress, giảm căng thăng trong quá trình điều trị, sống chung với bệnh.. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare