Việc xác định giai đoạn của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) rất quan trọng để giúp bác sĩ quyết định phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân. Các phương pháp điều trị cho từng giai đoạn COPD bao gồm thuốc giãn phế quản, chống viêm, sử dụng oxy, và thậm chí cả phẫu thuật.
Ngoài ra, thay đổi lối sống để ngừa các yếu tố gây bệnh như hút thuốc lá, thuốc lào cũng rất quan trọng trong việc quản lý COPD.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) được chia thành bốn giai đoạn khác nhau, từ giai đoạn sớm nhất cho đến giai đoạn rất nặng.
Trong giai đoạn 1, triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng, nhưng có thể gặp các dấu hiệu cơ bản như ho kéo dài, ho khan hoặc ho có đờm, mệt mỏi và khó thở khi gắng sức.
Những người có thói quen hút thuốc lá hoặc sống trong môi trường ô nhiễm nên đến bệnh viện để được thăm khám và xét nghiệm đo phế dung. Nếu bị chẩn đoán mắc bệnh COPD, người bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa như bỏ hút thuốc lá, tập thể dục hàng ngày, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và giữ môi trường sống sạch sẽ.
Bên cạnh đó, nên tránh các tác nhân gây hại như bụi, nấm mốc, khói, nước hoa và không sử dụng hóa chất tẩy rửa mạnh. Nếu công việc buộc phải hít thở trong môi trường không khí kém chất lượng, người bệnh nên sử dụng máy lọc không khí.
Bác sĩ cũng khuyên nên tiêm phòng cúm hằng năm (vào mùa hè hoặc thu đông) để tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng.
Trong giai đoạn 2, triệu chứng có xu hướng nặng hơn và bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Các triệu chứng bao gồm ho có đờm mạn tính, mệt mỏi, khó thở, thở khò khè, khó ngủ và giảm trí nhớ. Đo chức năng hô hấp sẽ cho thấy chỉ số từ 50% đến 79% thể tích thở ra trong một giây.
Thuốc hít giãn phế quản cũng có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng không thoải mái. Tiên lượng cho người bệnh COPD giai đoạn 2 không tốt như giai đoạn 1, tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp điều trị sớm và thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện tiên lượng sống.
Trong giai đoạn 3, chỉ số đo chức năng hô hấp thường dao động trong khoảng 30-50% so với người bình thường, người bệnh sẽ có các triệu chứng nghiêm trọng hơn như ho thường xuyên (hay có đờm), dễ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, nhức đầu vào buổi sáng, nhịp thở nhanh và giảm mức độ tỉnh táo (do sự tích lũy CO2 và/hoặc giảm O2 kéo dài).
Người bệnh cần duy trì các thói quen lành mạnh như tập thể dục thường xuyên, bài tập thở, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tránh hút thuốc lá và tiếp xúc với các chất ô nhiễm môi trường. Bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng thuốc hít/khí dung chữa giãn phế quản, steroid để giảm viêm, giảm tắc nghẽn đường thở và liệu pháp oxy, thở máy không xâm nhập.
Giai đoạn 4 được coi là rất nghiêm trọng. Chỉ số chức năng hô hấp ít hơn 30% so với giá trị bình thường, và mức oxy trong máu sẽ thường xuyên thấp. Bạn có nguy cơ suy hô hấp hoặc suy tim
Ở giai đoạn 4, những triệu chứng như: cảm giác khó thở ngay cả khi đang nghỉ ngơi và kéo dài liên tục, mức oxy trong máu thấp, sụt cân, nhức đầu, các sinh hoạt hằng ngày dần bị hạn chế,... và có thể gây tử vong.
Các phương pháp điều trị trong giai đoạn 4 tương tự như các giai đoạn trước. Bác sĩ có thể khuyến nghị phẫu thuật phổi để cải thiện quá trình thở. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:
Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn phân loại mức độ nghiêm trọng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dựa trên các triệu chứng, chức năng phổi, mức độ phổ biến của các giai đoạn.