Các hình thái rối loạn giấc ngủ

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 20/05/2017, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Sau đây các hình thái rối loạn giấc ngủ, bạn đọc có thể tham khảo để nhận biết, và nếu cần nên có phương pháp điều trị hữu hiệu.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Các hình thái rối loạn giấc ngủ
Ảnh minh họa: Pixabay

Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ là vấn đề thường gặp trong cuộc sống hiện đại. Rối loạn giấc ngủ có nhiều nguyên nhân khác nhau và các hình thái, biểu hiện khác nhau. Sau đây các hình thái rối loạn giấc ngủ, bạn đọc có thể tham khảo để nhận biết, và nếu cần nên có phương pháp điều trị hữu hiệu.

Mất ngủ

  • Khó đi vào giấc ngủ hoặc chất lượng ngủ kém.
  • Rối loạn giấc ngủ xảy ra ít nhất ba lần trong một tuần tồn tại trong một thời gian ít nhất một tháng.
  • Có bận tâm về mất ngủ và lo lắng quá mức về hậu quả ban đêm và ban ngày của nó.
  • Số lượng và chất lượng giấc ngủ không thỏa mãn gây ra đau khổ lớn hoặc gây trở ngại hoạt động xã hội và nghề nghiệp.
  • Đến giờ ngủ, người bệnh có cảm giác căng thẳng, lo âu, buồn phiền, và dường như tư duy của họ trải dài ra. Họ nghiền ngẫm về cách để đạt được giấc ngủ đầy đủ, những vấn đề cá nhân, trạng thái sức khoẻ và cả cái chết.
  • Buổi sáng thức giấc, người bệnh cảm giác mệt mỏi, uể oải về cơ thể và tâm thần; ban ngày họ cảm thấy trầm cảm, lo âu, căng thẳng, cáu kỉnh.

Ngủ nhiều không thực tổn

  • Một trạng thái ngủ ban ngày quá mức hoặc những cơn ngủ, không thể giải thích được bằng số lượng không thích hợp của giấc ngủ, hoặc một sự chuyển tiếp kéo dài sang trạng thái tỉnh táo hoàn toàn vào lúc thức giấc.
  • Rối loạn giấc ngủ xảy ra hàng ngày, trên một tháng hoặc những thời kỳ tái diễn ngắn hơn, gây ra đau khổ rõ rệt hoặc cản trở hoạt động xã hội và nghề nghiệp.
  • Không có triệu chứng phụ của chứng ngủ rũ (mất trương lực, liệt khi ngủ, ảo giác lúc giở thức giở ngủ) hoặc là bằng chứng lâm sàng của ngừng thở (ngừng thở ban đêm, tiếng khịt mũi từng cơn điển hình,…).
  • Không có tình trạng bệnh thần kinh hoặc nội khoa nào mà trạng thái buồn ngủ ban ngày có thể là triệu chứng.

Chứng ngủ nhiều không thực tổn thường gặp trong các trạng thái rối loạn cảm xúc lưỡng cực - trầm cảm, rối loạn trầm cảm tái diễn, hoặc giai đoạn trầm cảm nặng.

Rối loạn nhịp thức ngủ không thực tổn

Là sự thiếu tính đồng bộ giữa nhịp thức ngủ của cá nhân và nhịp thức ngủ mong muốn đối với môi trường, hậu quả là gây ra mất ngủ hoặc ngủ nhiều. Rối loạn này thường gặp ở những người có những nét rối loạn nhân cách, rối loạn cảm xúc không ổn định.

  • Chu kỳ thức ngủ của cá nhân không đồng thời với nhịp thức ngủ ngày đêm gọi là bình thường đối với xã hội mà mọi người trong cùng môi trường văn hoá đều có.
  • Người bệnh mất ngủ trong thời gian ngủ chính và ngủ nhiều trong thời gian thức xảy ra gần như hàng ngày, tồn tại ít nhất một tháng hoặc tái diễn từng thời kỳ ngắn hơn.
  • Không thỏa mãn về số lượng, chất lượng và thời gian ngủ gây ra đau buồn rõ rệt hoặc cản trở hoạt động xã hội và nghề nghiệp.

Đi trong lúc ngủ (chứng miên hành)

 Là một tình trạng biến đổi ý thức, trong đó hiện tượng ngủ và thức kết hợp nhau.

  • Triệu chứng ưu thế là một hoặc nhiều cơn đứng dậy, đi khỏi giường, đi lại, xảy ra trong phần ba đầu của giấc ngủ đêm.
  • Trong cơn, người bệnh có bộ mặt ngây dại, cố định, không đáp ứng được với người khác muốn thay đổi trạng thái hoặc muốn tiếp xúc với họ, và khó khăn lắm mới thức tỉnh được bệnh nhân.
  • Khi thức dậy (hoặc sau cơn) bệnh nhân không còn nhớ được cơn.
  • Sau cơn không có suy giảm gì về tâm thần và hành vi, mặc dù có thể có lúc ban đầu một thời kỳ lú lẫn và mất định hướng ngắn.
  • Không có bằng chứng của một rối loạn tâm thần thực tổn như mất trí, động kinh.

Hoảng sợ khi ngủ (hoảng sợ ban đêm) 

  • Là những cơn hoảng sợ và sợ hãi tột độ về ban đêm, kết hợp với phát âm to, vận động mạnh, và hoạt động thần kinh tự trị tăng cường.
  • Triệu chứng ưu thế là một hay nhiều cơn thức giấc, bắt đầu bằng tiếng kêu thét, hoảng sợ, và đặc trưng bằng lo âu nhiều, cử động cơ thể, tăng hoạt động thần kinh tự trị như mạch nhanh, thở gấp, đồng tử giãn, vã mồ hôi.
  • Cơn tái diễn điển hình kéo dài 1 – 10 phút và thường xảy ra phần ba đầu của giấc ngủ đêm.
  • Không đáp ứng đối với những tác động của người khác lên hiện tượng hoảng sợ khi ngủ, và những tác động này hầu như gây ra mất định hướng cùng với động tác định hình trong vài phút.
  • Nhớ lại sự kiện nếu có, chỉ tối thiểu vào một vài hình ảnh tâm thần rời rạc.
  • Không có bằng chứng về một rối loạn cơ thể, như u não, động kinh.

Cơn hoảng sợ khi ngủ cần phân biệt với ác mộng. Trong ác mộng, chủ yếu là “giấc mơ xấu” với tiếng kêu và vận động cơ thể có giới hạn. Trong cơn hoảng sợ khi ngủ, ác mộng xảy ra ở bất kỳ thời gian nào trong đêm và bệnh nhân hoàn toàn tỉnh lại, nhớ lại chi tiết các sự kiện đã xảy ra.

Hoảng sợ khi ngủ và chứng miên hành có liên quan chặt chẽ với nhau, và cả hai trạng thái này đều có chung những đặc tính sinh lý bệnh học và lâm sàng. Do vậy, gần đây hai trạng thái này được coi là thành phần của cùng một đơn thể bệnh liên tục.

Ác mộng - những giấc mơ đầy lo âu và sợ hãi

  • Thức dậy trong giấc ngủ đêm hoặc giấc ngủ trưa và kể lại chi tiết, đầy đủ các giấc mơ đầy đe dọa đến sự an toàn tính mạng, đến giá trị bản thân; thức giấc có thể xảy ra bất kỳ thời gian nào trong lúc ngủ đêm, điển hình là nữa sau giấc ngủ đêm.
  • Vào lúc thức giấc khỏi giấc mơ đe dọa, bệnh nhân nhanh chóng trở nên nhanh nhẹn và định hướng được.
  • Bản thân nhận cảm giấc mơ, và rối loạn do hậu quả của giấc ngủ gây ra đau buồn rõ rệt đối với bệnh nhân.

Phân biệt ác mộng với hoảng sợ ban đêm. Trong hoảng sợ ban đêm, các cơn xảy ra phần ba đầu của giấc ngủ đêm và lo âu dữ dội, kêu thét hoảng sợ, vận động cơ thể quá mức, rối loạn thần kinh tự trị rõ rệt. Hơn nữa, trong hoảng sợ ban đêm, không nhớ được chi tiết giấc mơ ngay sau cơn hoặc khi thức giấc vào buổi sáng.

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa rối loạn giấc ngủ. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Dương Minh Tâm
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/