Viêm giác mạc là một bệnh lý phổ biến liên quan đến mắt, với nhiều dấu hiệu đặc trưng như đau nhức, co quắp mi, phù nề mi mắt, mắt đỏ, chảy nước mắt thị lực giảm,...
Để nhận biết và điều trị bệnh hiệu quả, tìm hiểu về các nguyên nhân gây ra viêm giác mạc là điều cần thiết.
Viêm giác mạc có thể có hoặc không liên quan đến nhiễm trùng. Viêm giác mạc không nhiễm trùng có thể do đeo kính áp tròng quá lâu hoặc bị dị vật bay vào mắt,... Trong khi, viêm giác mạc nhiễm trùng có thể do vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng gây ra.
Là bệnh giác mạc phổ biến nhất ở nước ta do đặc điểm thời tiết nóng ẩm tạo thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, điều kiện vệ sinh môi trường kém và hiểu biết về chăm sóc mắt còn hạn chế.
Staphylococcus, streptococcus và pseudomonas là những vi khuẩn phổ biến liên quan đến viêm giác mạc.
Viêm giác mạc do nấm thường gặp ở các nước có khí hậu nóng ẩm, các nước đang phát triển, có liên quan đến các chấn thương giác mạc do đất, bụi, cành cây, lá cây.
Ngoài ra còn một số yếu tố nguy cơ khác như sử dụng kính tiếp xúc, sau phẫu thuật ở mắt, bệnh nhân có hội chứng suy giảm miễn dịch hoặc dùng thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid trong khi mắt bị tổn thương biểu mô giác mạc
Nấm hay gây bệnh viêm loét giác mạc là nấm sợi, hay gặp là Fusarium, Aspergillus.
Là bệnh hay gặp đứng thứ ba sau viêm giác mạc do vi khuẩn và nấm.
Các virus herpes – herpes simplex và herpes zoster – có thể gây viêm giác mạc. Vi rút có thể lây lan qua tiếp xúc với dịch mắt hoặc các bề mặt bị nhiễm trùng. Khi xâm nhập vào giác mạc, chúng tấn công các tế bào mắt và gây ra sự viêm nhiễm.
Bệnh viêm giác mạc do Herpes thường hay bị tái phát do virus này trú ngụ trong hạch dây thần kinh đến khi cơ thể suy giảm miễn dịch, căng thẳng thần kinh nó sẽ trở lại gây bệnh.
Viêm giác mạc do Acanthamoeba - một loại ký sinh trùng - được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1973 ở Mỹ.
Acanthamoeba là sinh vật đơn bào có nhiều trong không khí, đất, nước nguồn tự nhiên, tồn tại ở 2 dạng: dạng hoạt động (gây viêm loét giác mạc) và dạng nang (dạng này rất bền vững với mọi tác động hóa, lý do đó tồn tại rất lâu trong môi trường).
Bệnh thường gặp ở những người đeo kính tiếp xúc không đúng cách, sau sang chấn ở mắt (bụi, que chọc, đất cát bắn vào mắt).
Nếu bất kỳ vật nào làm trầy xước hoặc làm tổn thương bề mặt giác mạc của bạn, có thể dẫn đến viêm giác mạc không nhiễm trùng. Ngoài ra, chấn thương có thể tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập vào giác mạc bị tổn thương, gây viêm giác mạc nhiễm trùng.
Thường gặp phổ biến là loét Mooren, loét giác mạc nghiêm trọng xảy ra ở vùng rìa giác mạc, thường xảy ra với các bệnh mô liên kết tự miễn dịch hoạt động, kéo dài hoặc cả hai, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, u hạt Wegener
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm giác mạc bao gồm:
Nhìn chung, viêm giác mạc là một bệnh lý phổ biến và có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc hiểu rõ nguyên nhân viêm giác mạc là rất quan trọng để có thể ngăn ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Nếu bạn gặp các triệu chứng viêm giác mạc, hãy tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ mắt để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.