Glôcôm là bệnh lý về mắt nguy hiểm, do áp lực nội nhãn tăng cao hơn mức bình thường và/ hoặc gây tổn thương thị thần kinh làm giảm thị lực, thu hẹp dần trường nhìn của người bệnh và hậu quả cuối cùng sẽ dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị.
Khi thị thần kinh bị tổn hại sẽ không hồi phục được vì vậy mục đích của điều trị là hạ nhãn áp về mức bình thường càng sớm càng tốt.
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh glôcôm bằng thuốc, laser hoặc phẫu thuật tùy từng trường hợp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhãn áp vẫn không điều chỉnh được và bệnh nhân có thể mù loà mặc dù đã được điều trị tích cực.
Điều trị glôcôm rất phức tạp do bệnh có rất nhiều hình thái với những cơ chế bệnh sinh, biểu hiện lâm sàng khác nhau, do đó đòi hỏi các phương pháp điều trị khác nhau.
Thuốc nhỏ mắt thường được lựa chọn để điều trị tăng nhãn áp trong giai đoạn đầu, giúp giảm tiết thuỷ dịch và cải thiện quá trình thoát thủy dịch ra khỏi nhãn cầu giúp làm giảm nhãn áp.
Sau đây là một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh, bao gồm thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc chủ vận alpha-adrenergic, thuốc ức chế carbonic anhydrase (CAI), hợp chất epinephrine, prostaglandin analog, thuốc điều trị kết hợp… Đây đều là các thuốc kê đơn, nên người bệnh chỉ sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ.
Những loại thuốc nhỏ mắt này có tác dụng làm giảm nhãn áp, ngăn cản dây thần kinh thị giác bị tổn thương. Tuy nhiên, các thuốc hạ nhãn áp ít nhiều đều có tác dụng phụ tại chỗ và toàn thân. Nguy cơ càng tăng khi dùng thuốc kéo dài.
Vì vậy, bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn và liều lượng quy định, không tự ý dùng thuốc, đổi thuốc. Đến khám đúng hẹn của bác sĩ để điều chỉnh thuốc và liều thuốc theo đáp ứng bệnh.
Bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc uống để giảm áp lực trong mắt và cải thiện tình trạng tăng nhãn áp như thuốc ức chế anhydrase carbonic,...
Các loại thuốc này thường được sử dụng như một phương pháp điều trị bổ sung hoặc kết hợp với các phương pháp khác
Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một số tác dụng phụ của các loại thuốc này như đi tiểu thường xuyên, ngứa ran ở ngón tay và ngón chân, trầm cảm,...
Khi sử dụng thuốc nhỏ mắt không có hiệu quả, hoặc một số thể glôcôm các bác sĩ có thể khuyến nghị sử dụng laser để điều trị. Tùy thuộc vào tình trạng cũng như thể bệnh mà sẽ có những phương pháp laser khác nhau bao gồm:
Khi điều trị laser, bệnh nhân sẽ được nhỏ thuốc tê vào mắt , sau đó bác sĩ sẽ tiến hành laser, sau laser bệnh nhân vẫn cần sử dụng một số thuốc nhỏ mắt để tiếp tục điều trị.
Trong trường hợp bệnh diễn biến nặng, khi các phương pháp trên không hiệu quả, phẫu thuật mắt có thể được thực hiện để điều trị tăng nhãn áp. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:
Bệnh glôcôm vẫn có thể tiến triển ngay cả khi bệnh nhân được điều trị đúng cách. Do vậy, bệnh nhân glôcôm cần phải theo dõi suốt đời, khám định kì 3 - 6 tháng một lần. Ngoài ra, việc duy trì một lối sống lành mạnh, kiểm soát huyết máu và duy trì cân nặng là những yếu tố quan trọng để hạn chế nguy cơ glôcôm.