Đau bụng trên rốn có thể xuất hiện thoáng qua và biến mất nhanh chóng khi chúng ta bị rối loạn tiêu hóa nguyên nhân chủ yếu có nguồn gốc từ thực phẩm. Nhưng nếu đau bụng trên rốn xuất hiện đột ngột, đau âm ỉ hay dữ dội kèm theo tình trạng nôn mửa, ợ nóng, ợ hơi, kiệt sức, sốt cao… thì có thể là dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh lý ở đường tiêu hóa.
Điều trị nguyên nhân gây đau bụng trên rốn
Nếu cơn đau bụng trên rốn không biến mất sau 1 - 2 ngày hoặc kèm theo các triệu chứng sau thì bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân ngay:
- Bị nôn nhiều trong suốt 4 - 6 giờ.
- Đau bụng sau khi bị một chấn thương nào đó ở vùng bụng.
- Cơn đau dữ dội, quằn quại không thể chịu đựng được.
- Đau bụng kèm theo rối loạn tiêu hóa hoặc bí trung đại tiện.
- Chóng mặt, da khô, mắt trũng, không tiểu tiện được.
Đau bụng trên rốn xuất phát từ những nguyên nhân không giống nhau, do đó sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm liên quan, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán xác định và lập kế hoạch điều trị thích hợp để giải quyết nguyên nhân là giúp làm giảm triệu chứng đau cho người bệnh. Có thể là điều trị nội khoa, ngoại khoa (phẫu thuật) hoặc kết hợp cả hai phương pháp.
Điều trị triệu chứng đau bụng trên rốn tại nhà
Nếu có cơn đau bụng âm ỉ ở vùng bụng trên rốn làm bạn khó chịu mà không kèm theo nôn, chóng mặt, không có cơn đau dữ dội thì có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tại nhà như sau:
- Chườm ấm vùng bị đau 10 - 15 phút: dưới tác dụng của nhiệt nóng sẽ giúp cơ trơn dạ dày không còn bị co cứng, mao mạch được giãn ra nên sẽ giảm đau rất tốt. Người bệnh có thể sử dụng túi chườm ấm hoặc bình nước ấm quấn trong khăn hoặc dùng khăn ấm vắt ráo nước để chườm.
- Uống trà gừng ấm: trà gừng khi uống ấm có thể giúp cải thiện cơn đau do dạ dày, rối loạn tiêu hóa,... gây ra. Cách làm như sau: Gừng cắt thành từng lát mỏng rồi pha với nước nóng, thêm 1 chút mật ong và ngâm trong 10 phút rồi tận hưởng. Mỗi ngày một ly trà gừng nóng sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn luôn khỏe mạnh, phòng ngừa được nguy cơ rối loạn tiêu hóa, đau thượng vị.
- Massage vùng bụng bị đau: thực hiện động tác massage vùng bụng theo chuyển động tròn để giảm đau. Khi massage bạn nên chú ý chỉ dụng lực vừa phải, có thể dùng dầu khuynh diệp để massage cũng sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu, đem lại cảm giác thư giãn nhờ đó mà giảm đau bụng nhanh chóng.
- Hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa bằng cam thảo: Cam thảo có tác dụng tạo ra lớp nhầy hỗ trợ bảo vệ bề mặt niêm mạc ruột/đại tràng khỏi sự kích thích của các chất có trong dịch vị dạ dày, đồng thời giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn, tránh được tính trạng rối loạn tiêu hóa như đau bụng trên rốn, đầy bụng, khó tiêu. Bạn có thể pha một thìa cà phê cam thảo với khoảng 200ml nước nóng và ngâm trong 10 phút. Một tuần uống 2 đến 3 lần giúp giảm ngay đau bụng.
- Bổ sung lợi khuẩn mỗi ngày: Rối loạn tiêu hóa xảy ra là do sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, do đó việc bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, chướng hơi… Những thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn Bacillus clausii: sữa chua, nước trái cây lên men, kim chi…
Đau bụng trên rốn là tình trạng thường xuyên mắc phải, nhẹ là do rối loạn ở đường tiêu hóa, nặng là do liên quan đến tổn thương các hệ cơ quan trong ổ bụng. Người bệnh cần nắm rõ triệu chứng đau bụng trên rốn của bản thân để có những xử trí phù hợp.