Các triệu chứng của viêm mào tinh hoàn? Chẩn đoán như thế nào?
Các triệu chứng của viêm mào tinh hoàn?
Các triệu chứng của viêm mào tinh hoàn? Chẩn đoán như thế nào? - Ảnh: BookingCare

Các triệu chứng của viêm mào tinh hoàn? Chẩn đoán như thế nào?

Tác giả: - Xuất bản: 08/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 08/11/2023
Nam giới ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh viêm mào tinh hoàn. Theo dõi bài viết để nhận biết triệu chứng viêm mào tinh hoàn.

Viêm mào tinh hoàn là tình trạng viêm ống cuộn, được gọi là mào tinh hoàn, ở phía sau và cực trên của tinh hoàn. Mào tinh hoàn có chức năng lưu trữ và vận chuyển tinh trùng. Nam giới ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh viêm mào tinh hoàn.

Viêm mào tinh hoàn thường do nhiễm trùng do vi khuẩn, bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD), chẳng hạn như bệnh lậu hoặc chlamydia gây nên.

Theo dõi bài viết để nhận biết triệu chứng của viêm mào tinh hoàn.

Các triệu chứng của viêm mào tinh hoàn

Có 2 loại viêm mào tinh hoàn:

  • Viêm mào tinh hoàn cấp: Kéo dài dưới 14 ngày, cơn đau và viêm tiến triển nhanh.
  • Viêm mào tinh hoàn mạn: Kéo dài hơn 2 tuần, đây là cơn đau mạn tính. cơn đau và viêm tiến triển chậm hơn và đau nhẹ hơn.

Viêm mào tinh hoàn sẽ gây đau ở 1 bên hoặc cả 2 bên tinh hoàn. Vùng viêm sẽ có dấu hiệu sưng đỏ và tình trạng càng lúc càng trở nên nặng hơn.

  • Tinh hoàn sưng tấy
  • Đau và căng tinh hoàn
  • Đau khi đi tiểu
  • Buồn đi tiểu liên tục
  • Đau vùng bụng hoặc chậu
  • Có dịch tiết ra ở đầu dương vật
  • Đi tiểu ra máu
  • Đau khi xuất tinh hay quan hệ tình dục

Viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ thường có các triệu chứng như:

  • Cảm giác khó chịu ở vùng bụng dưới hay vùng chậu
  • Bìu có vùng sưng, đỏ hoặc đau
  • Có dịch tiết ra từ niệu đạo
  • Sốt

Triệu chứng của viêm mào tinh hoàn đôi khi giống với triệu chứng của xoắn tinh hoàn - tình trạng tinh hoàn bị vặn xoắn, máu nuôi bị gián đoạn. Vậy nên nếu gặp các triệu chứng như trên người bệnh cần thăm khám sớm để điều trị kịp thời tránh nguy cơ xoắn tinh hoàn phát hiện muộn phải cắt bỏ tinh hoàn.

Chẩn đoán viêm mào tinh hoàn như nào?

Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và chỉ định làm cận lâm sàng để có thể đưa ra chẩn đoán về tình trạng người bệnh gặp phải.

  • Khám lâm sàng: kiểm tra các hạch bạch huyết ở bẹn và tinh hoàn to ở bên bị ảnh hưởng. Khám trực tràng để kiểm tra xem tuyến tiền liệt có phì đại hoặc đau không.
  • Sàng lọc bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs): Một que tăm bông lấy mẫu chuyên dụng được đưa vào đầu dương vật sẽ lấy mẫu dịch. Mẫu được kiểm tra để tìm bệnh lậu và chlamydia.
  • Xét nghiệm nước tiểu và máu
  • Siêu âm: Giúp xác định xem người bệnh có bị xoắn tinh hoàn hay không. Xoắn tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn bị xoắn có thể làm giảm lưu lượng máu đến tinh hoàn. Nếu siêu âm Doppler màu cho thấy lưu lượng máu đến tinh hoàn thấp hơn bình thường thì tinh hoàn đã bị xoắn. Nếu lưu lượng máu cao hơn bình thường, điều này có thể giúp xác nhận rằng người bệnh bị viêm mào tinh hoàn.

Trên đây là các triệu chứng và phương pháp chẩn đoán viêm mào tinh hoàn. Mong bài viết sẽ giúp ích cho bạn về kiến thức bệnh viêm mào tinh hoàn.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết