Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phế quản
Triệu chứng bệnh viêm phế quản
Triệu chứng bệnh viêm phế quản - Ảnh: BookingCare

Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phế quản

Tác giả: - Xuất bản: 19/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 19/12/2023
Bệnh viêm phế quản có những triệu chứng như thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

Viêm phế quản là tình trạng đường hô hấp bị kích thích, khiến khí quản và phế quản sưng lên, chứa đầy chất nhầy còn được gọi là đờm. Người bệnh sẽ không thể ngừng ho nếu dịch đờm này còn tồn tại bởi cơ thể đang cố tống chúng ra ngoài.

Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phế quản

Mọi người cần nắm rõ những triệu chứng của viêm phế quản để có thể xác định bệnh chính xác và điều trị hiệu quả.

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phế quản:

  • Ho dai dẳng kéo dài từ 1 - 3 tuần
  • Ho nhiều, ho dai dẳng có thể kèm theo máu, đờm hoặc ho khan
  • Khó thở, thở khò khè
  • Sốt
  • Sổ mũi
  • Mệt mỏi
  • Đau ngực, tức ngực đặc biệt khi ho và thở sâu
  • Ớn lạnh, đổ mồ hôi
  • Mất vị giác, ăn không ngon miệng
  • ...

Viêm phế quản được chia thành 2 dạng:

  • Viêm phế quản cấp tính: 

Người bệnh thường có các triệu chứng cảm lạnh, chẳng hạn như nhức đầu nhẹ hoặc đau nhức cơ thể. Mặc dù các triệu chứng này thường cải thiện sau khoảng một tuần, nhưng người bệnh có thể bị ho dai dẳng kéo dài trong vài tuần.

  • Viêm phế quản mãn tính: 

Là tình trạng ho, khạc đờm kéo dài ít nhất ba tháng, trong 1 năm và kéo dài 2 năm liên tục với các cơn ho tái phát xảy ra trong ít nhất hai năm liên tiếp.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản khởi phát khi cơ thể bị nhiễm virus, bệnh có thể xảy ra ở bất kì ai, mọi độ tuổi và mọi giới tính. Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao mà mọi người cần lưu ý:

Người có thói quen hút thuốc lá, thuốc lào

Những người thường xuyên hút thuốc lá, thuốc lào hoặc sống chung với người hút thuốc lá, thuốc lào có nguy cơ mắc cả viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính cao hơn người bình thường.

Sức đề kháng thấp

Người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có khả năng bị viêm phế quản cao hơn. Bên cạnh đó, những người mắc bệnh mãn tính như: suy tim, tiểu đường, mắc bệnh rối loạn tự miễn dịch; người đang dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch,... cũng có nhiều rủi ro mắc bệnh hơn.

Thời tiết

Khi thời tiết trở lạnh hoặc thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh và ngược lại, độ ẩm thấp có thể làm giảm hệ miễn dịch của, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus tấn công, dẫn đến viêm phế quản phổi.

Tiếp xúc với chất kích thích

Môi trường làm việc tiếp xúc với một số chất kích thích phổi, chẳng hạn như: thuốc khử trùng, thuốc nhuộm, hoặc tiếp xúc với khói hóa chất,... nếu không được phòng hộ kĩ càng hoặc tiếp xúc từ từ trong một thời gian dài có thể dẫn đến viêm phế quản.

Lối sống không khoa học

Những người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh như: ăn uống thất thường hoặc ăn không đầy đủ dinh dưỡng, thường xuyên uống rượu hoặc hút thuốc lá,… cũng dễ mắc các bệnh về phổi hơn so với người bình thường.

Viêm phế quản tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu người bệnh chủ quan không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến những biến chứng phức tạp.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết