Các xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán sốt xuất huyết
Xét nghiệm sốt xuất huyết
Ba phương pháp xét nghiệm cơ bản chẩn đoán sốt xuất huyết là gì? - Ảnh: BookingCare

Các xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán sốt xuất huyết

Tác giả: - Xuất bản: 27/02/2024 - Cập nhật lần cuối: 27/02/2024
Hiện nay có các xét nghiệm sốt xuất huyết phổ biến nào? Mục đích và ý nghĩa của các xét nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị cho người mắc bệnh. Xem ngay trong bài viết sau.

Các xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết nhằm mục đích phát hiện virus ở từng thời điểm. Tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau!

Các xét nghiệm sốt xuất huyết

Các xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết được sử dụng để chẩn đoán đối tượng có các triệu chứng liên quan đến sốt xuất huyết, sinh sống và có lịch sử di chuyển đến khu vực thường xuyên mắc bệnh. Dưới đây là 3 xét nghiệm thường được sử dụng trong chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue.

Xét nghiệm kháng nguyên NS1

Xét nghiệm kháng nguyên NS1 nhằm phát hiện protein NS1 của virus Dengue trong máu. Xét nghiệm sử dụng huyết thanh máu người bệnh để phân tích trên kit test.

Ưu điểm:

  • Phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm khoảng 1-7 ngày đầu sau khi phát hiện triệu chứng.
  • Có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, đặc biệt trong những ngày đầu, sau đó có thể giảm dần do nồng độ kháng nguyên giảm.
  • Xét nghiệm thực hiện dễ, cho kết quả nhanh chóng
  • Chí phí thực hiện thấp.

Nhược điểm:

  • Có thể dương tính giả với một số loại virut khác.
  • Âm tính giả trong 1-3 ngày đầu do nồng độ kháng nguyện thấp.
  • Không cung cấp thông tin về loại virut gây bệnh như các xét nghiệm sinh học phân tử.

Xét nghiệm huyết thanh kháng thể IgM và IgG

Xét nghiệm IgM và IgG là phương pháp kháng thể IgM hoặc IgG.

Ưu điểm:

  • Xét nghiệm đơn giản, chi phí thấp, giá thành rẻ.
  • Có khả năng phát hiện tình trạng nhiễm virut từ 1-7 ngày sau khi nhiễm. Mức độ chính xác khá cao. Khả năng phát hiện cao nhất từ 3-7 ngày sau nhiễm bệnh.

Nhược điểm:

  • Có thể dương tính giả do có phản ứng chéo với một số loại virut khác.
  • Thời gian có thể phát hiện nhiễm virut muộn hơn một số xét nghiệm khác.

Xét nghiệm kháng thể IgM và IgG thường được kết hợp với xét nghiệm khác như xét nghiệm kháng nguyên NS1 và xét nghiệm khuếch đại axit nucleic kết quả chẩn đoán trong khoảng 1-7 ngày đầu của bệnh. Xét nghiệm sử dụng mẫu bệnh phẩm ở giai đoạn hồi phục để chẩn đoán khi kết quả xét nghiệm NAAT và xét nghiệm huyết thanh NS1 từ mẫu bệnh phẩm cấp tính đều có kết quả âm tính.

Xét nghiệm chẩn đoán phân tử: khuếch đại axit nucleic (NAAT)

Xét nghiệm chẩn đoán phân tử là phương pháp bộ gen virus thông qua phản ứng khuếch đại chuỗi dựa trên việc phân tích mẫu bệnh phẩm (huyết thanh, huyết tương, máu toàn phần hoặc dịch não tủy) để chẩn đoán sốt xuất huyết.

Ưu điểm:

  • Có khả năng phát hiện sớm với thời gian có thể phát hiện vi rút từ 1-7 ngày sau khi có triệu chứng. 
  • Độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
  • Có khả năng phát hiện được loại virut gây bệnh.
  • Có thể phân tích dựa trên nhiều loại bệnh phẩm đạ đạng.

Nhược điểm:

  • GIá thành cao, phương pháp thực hiện kỹ thuật cao, phức tạp.
  • Xét nghiệm thực hiện sau 7 ngày có khả năng phát hiện thấp.

Xét nghiệm NAAT là phương pháp chẩn đoán chi tiết cung cấp bằng chứng xác nhận về thông tin và mức độ nhiễm bệnh. Xét nghiệm này thường được sử dụng ưu tiên vào mục đích giám sát và nghiên cứu thông tin về kiểu huyết thanh và chủng virus của người nhiễm.

Ngoài ra nó được sử dụng trong hoạt động khám nghiệm tử thi như một cách xác định nguyên nhân tử vong do nhiễm sốt xuất huyết.

Ngoài các phương pháp trên dùng cho chẩn đoán sốt xuất huyết, một số xét nghiệm khác được sử dụng để theo dõi quá trình bệnh và mức độ nặng của sốt xuất huyết như:

  • Xét nghiệm máu (BCB): xác định số lượng tiểu cầu ở giai đoạn sau, sự giảm huyết sắc tố, hematocrit và số lượng hồng cầu (RBC) trong quá trình xuất huyết.
  • Xét nghiệm chức năng gan - thận: theo dõi chức năng và đề phòng mất nước khi bệnh chuyển nặng.

Bác sĩ có thể đề nghị người xét nghiệm chuẩn bị chế độ ăn uống trước xét nghiệm sốt xuát huyết, thời gian ngừng thuốc đang sử dụng (nếu có) để đảm bảo chất lượng mẫu máu. Vì vậy người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm phù hợp.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết