Theo bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa nổi tiếng người Nhật, Hiromi Shinya, người đã từng khám đau dạ dày và điều trị cho trên 300 nghìn bệnh nhân tiêu hóa cho rằng “vị tướng, tràng tướng” của người có sức khỏe tốt thường rất đẹp.
Dạ dày của người khỏe mạnh sẽ có niêm mạc màu hồng đồng nhất, bề mặt không lồi lõm, không nhìn thấy mạch máu dưới niêm mạc, niêm dịch dạ dày trong suốt. Dưới đèn nội soi, niêm mạc dạ dày sẽ phản chiếu ánh sáng lấp lánh. (Theo bác sĩ Hiromi Shinya).
Tuy nhiên, do thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày mà dạ dày và đường ruột bị thay đổi.
Dạ dày của những người sức khỏe kém niêm mạc có màu không đều, lốm đốm, có chỗ chuyển đỏ, có chõ bị sưng, niêm mạc có thể bị mỏng đi, nhìn thấy mạch máu dưới niêm mạc, bề mặt dạ dày lồi lõm… (theo bác sĩ Hiromi Shinya)
Vậy bệnh dạ dày thường có những triệu chứng gì và thói quen ăn uống, sinh hoạt thể nào là tốt cho sức khỏe dạ dày?
Khi có những triệu chứng kể trên, người bệnh không nên chủ quan mà cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa và điều trị sớm, tránh để lâu sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày.
Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, ăn uống cũng đóng vai trò rất quan trọng giúp giảm thiểu và phòng tránh tái phát bệnh dạ dày. Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
Ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa.
Cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày cho dù đói hay không đói. Không nên để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
Khi nhai kỹ, nước bọt cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Điều này rất có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày đồng thời giảm sức ép lên dạ dày và thời gian lưu của thức ăn trong dạ dày
Thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây ra chứng đau dạ dày.
Uống quá nhiều nước canh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn.
Chuối là thực phẩm hàng đầu thân thiết với dạ dày, chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép trong dịch dạ dày và giảm nguy cơ viêm tấy, sưng phồng đường ruột. Chuối tốt cho bệnh dạ dày.
Ngoài ra, thành phần trong chuối có kali giúp giảm huyết áp, khống chế lượng natri gây tăng huyết áp và làm tổn hại mạch máu. Đặc biệt chất pectin tìm thấy trong chuối là dạng chất xơ hòa tan có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy.
Giống như chuối, táo là nguồn dồi dào chứa pectin có thể thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn, cũng rất hữu ích với người bị táo bón.
Để tránh hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải khi chống chọi với các cơn đau dạ dày, bạn có thể làm sinh tố hoặc các món mứt táo yêu thích.
Đu đủ cũng là một loại quả thân thiện với dạ dày. Ăn đu đủ thường xuyên kích thích hệ tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu hoặc điều trị táo bón hiệu quả.
Enzyme papain và chymopapain trong đu đủ giúp xoa dịu dạ dày bằng cách thúc đẩy sản sinh các acidic lành mạnh.
Gừng như một phương thuốc đơn giản nhất để điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu. Bạn có thể dùng gừng trực tiếp bằng miếng gừng tươi hoặc kẹo gừng hay thêm gừng trong các tách trà nóng cũng đem lại hiệu quả tương tự.
Ăn nhiều thực phẩm thô là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, các chứng bệnh về dạ dày. Ngoài ra, thực phẩm thô có nhiều chất chống ôxy hóa quan trọng bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.
Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu; một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng ngoài của hạt...
Trong sữa chua có thành phần giúp tăng lượng vi sinh tốt bên trong thành ruột của bạn, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm bớt triệu chứng khó chịu trong bụng. Các sản phẩm sữa chua nguyên chất, ít hoặc không đường sẽ tốt cho dạ dày hơn các sản phẩm sữa chua nhiều hương liệu và bổ sung nhiều thành phần khác.
Ngoài ra, rau thì là có chứa anethole, giúp kích thích hệ bài tiết đẩy mạnh tiêu hóa. Thì là cũng chứa nhiều a xít aspartic, có tác dụng như một chất chống đầy hơi. Bạc hà được sử dụng như liệu pháp điều trị cho chứng khó tiêu, ợ chua, đau bụng và đầy hơi. Bạc hà cũng có thể kích thích cảm giác ngon miệng và chữa chứng buồn nôn cũng như nhức đầu./.
Ghi chú: Tuy nhiên, theo bác sĩ Hiromi Shinya, một bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nổi tiếng người Nhật, ông đã từng khám chữa bệnh cho trên 300 nghìn bệnh nhân, ông quan sát bộ máy tiêu hóa của họ và thấy rằng rằng ăn sữa chua rất không có lợi cho dạ dày.
Trong cuốn sách nổi tiếng "Nhân tố Enzyme" ông cho rằng, quan niệm truyền thống cho rằng ăn sữa chua tốt cho tiêu hóa là quan niệm sai lầm. Vì vậy, người bệnh dạ dày nên hạn chế ăn sữa chua.
Những người đau hoặc viêm loét dạ dày nên thường xuyên nấu các loại canh/soup. Một phần vì thức ăn khi đó đã được nấu chín, không gây áp lực với hệ tiêu hóa và giảm thiểu chất béo hấp thụ vào cơ thể.
Rau xanh tốt cho sức khỏe nói chung nhất là rau quả có màu xanh thẩm rất tốt cho bệnh dạ dày
Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.
Để tóm tắt cho bài viết này, chúng tôi xin được dẫn từ quan điểm của Bác sĩ Hiromi Shinya, trong cuốn "Nhân tố Enzyme", ông cho rằng "cách ăn uống lành mạnh và thói quen tốt" giúp cho chúng ta khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.
Đối với người bệnh dạ dày cũng vậy, cần có chế độ ăn uống hợp lý và thói quen sinh hoạt lành mạnh để có bộ máy tiêu hóa tốt và sức khỏe tốt.
Nếu trường hợp bạn muốn thăm khám về dạ dày có thể thàm khảm qua một số bệnh viện, phòng khám dạy dày uy tín, BookingCare cũng đã có bài viết chia sẻ về nội dung đó, các bạn có thể tham khảo thêm.