Cách chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người mắc bệnh tiểu đường

Tác giả: - Xuất bản: 14/08/2023 - Cập nhật lần cuối: 31/10/2023
Bệnh tiểu đường và sức khỏe răng miệng - Ảnh: BookingCare
Bệnh tiểu đường và sức khỏe răng miệng - Ảnh: BookingCare
Một số các bệnh về răng miệng mà người bệnh tiểu đường dễ mắc phải như: viêm nướu, sâu răng, sưng nướu,... Sau đây là một số lưu ý giúp người mắc tiểu đường đảm bảo sức khỏe răng miệng.

Mắc tiểu đường không chỉ ảnh hưởng đến mắt, thận và tim mạch mà còn có tác động đến nướu. Ở những bệnh nhân tiểu đường hàm lượng đường trong nước bọt sẽ cao hơn nhiều so với người bình thường. Lượng đường huyết tăng cao rất dễ xảy ra nhiễm trùng, gây viêm nhiễm nướu và hàm. Do đó, người bệnh tiểu đường cần chú ý đến việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng.

Tại sao người bệnh tiểu đường nên quan tâm đến sức khỏe răng miệng?

Đường huyết cao ở những người bệnh tiểu đường có thể gây ra một số những vấn đề sau đây:

  • Nguy cơ viêm nhiễm cao: Người bệnh tiểu đường thường có nguy cơ cao hơn mắc các vấn đề răng miệng như viêm nhiễm nướu, nhiễm trùng nướu và viêm nhiễm xương hàm. Đường huyết không kiểm soát tốt có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm tổn thương các mô trong miệng.
  • Khả năng lành vết thương kém: Một số người bệnh tiểu đường có khả năng lành vết thương kém, điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sau khi phẫu thuật răng hoặc điều trị nha khoa.
  • Tương tác giữa thuốc và răng miệng: Một số loại thuốc điều trị tiểu đường có thể gây tác động lên sức khỏe răng miệng, chẳng hạn như làm khô miệng hoặc gây sưng nướu

 Chính từ những nguyên trên cũng là tác nhân gây nên các bệnh về răng miệng ở người bệnh tiểu đường, chẳng hạn như: viêm nướu, viêm xương hàm, sâu răng, sưng và chảy máu nướu,... kèm thêm các biểu hiện như khô miệng, hôi miệng, răng bị lung lay,... Do đó, người bệnh tiểu đường cần chăm sóc cẩn thận và kỹ càng hơn các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng.

Cách chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách ở người bệnh tiểu đường

Chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, kiểm soát đường huyết và chăm sóc răng miệng là yếu tố quan trọng để phòng ngừa các biến chứng răng miệng ở bệnh nhân tiểu đường.

Một số những nguyên tắc cần thiết để đảm bảo sức khỏe răng miệng khỏe mạnh cho người bệnh tiểu đường:

  • Đánh răng hai lần một ngày: Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyên bạn nên đánh răng trong hai phút, hai lần một ngày, bằng kem đánh răng có flo. hãy chắc chắn rằng bàn chải bạn đang sử dụng là bàn chải lông mềm vì đã có nghiên cứu cho thấy rằng bàn chải lông cứng có xu hướng làm mòn men răng
  • Sử dụng chỉ nha khoa một lần mỗi ngày: Sử dụng chỉ nha khoa sẽ giúp làm sạch các mảng bám thức ăn tích tụ vào trong trong răng, tránh trường hợp thức ăn thừa gây viêm nhiễm
  • Đến nha khoa hai lần một năm: Các nha sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng của bạn, từ đó, có hướng điều trị phù hợp và có thể sẽ cần kết hợp sử dụng thêm nước súc miệng để làm sạch,  ngăn chặn nguy cơ sâu răng và viêm nướu răng.
  • Làm sạch vôi răng định kỳ ở các bệnh viện uy tín về sức khỏe răng miệng
  • Không nên ăn quá nhiều các thực phẩm có chứa đường và tinh bột
  • Hạn chế tối đa thói quen hút thuốc lá vì hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm nha chu và bệnh tưa miệng 
  • Kiểm soát đường huyết: tuân thủ điều trị, theo dõi, kiểm tra đường huyết thường xuyên để giữ đường huyết luôn ổn định. Nếu phát hiện các thuốc điều trị tiểu đường gây hiện tượng khô miệng cần trao đổi ngay với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời.

Trong việc quản lý tiểu đường, chăm sóc sức khỏe răng miệng không chỉ là việc cần thiết mà còn là một phần quan trọng giúp duy trì sức khỏe tổng thể. Hãy áp dụng các biện pháp bảo vệ răng miệng, khi nhận thấy có dấu hiệu lạ trong khoang miệng cần đến gặp nha sĩ để có phương án điều trị kịp thời.