Cách chẩn đoán hen phế quản
Cách chẩn đoán hen phế quản
Cách chẩn đoán hen phế quản - Ảnh: BookingCare

Cách chẩn đoán hen phế quản

Tác giả: - Xuất bản: 01/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 25/12/2023
Bệnh hen phế quản thường bị nhầm với một số bệnh hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm đường hô hấp…Vậy cách chẩn đoán hen phế quản thế nào cho chính xác? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Hen phế quản là một bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Việc chẩn đoán đúng và kịp thời là yếu tố quyết định trong việc điều trị hiệu quả và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bện.

Cách chẩn đoán hen phế quản

Chẩn đoán bệnh hen phế quản (suyễn) cho người lớn trong đa số các trường hợp không quá khó khăn. Quá trình chẩn đoán hen phế quản thường kết hợp tiền sử bệnh, thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng. Từ đó, giúp loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự như nhiễm khuẩn đường hô hấp hay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Khai thác tiền sử bệnh

Bác sĩ sẽ hỏi thăm về tiền sử bệnh của bạn bao gồm: 

  • Gia đình có người bị mắc bệnh hen phế quản
  • Có tiền sử từng mắc các bệnh về đường hô hấp
  • Dị ứng với thực phẩm, chất hóa học, nấm mốc, lông chó mèo, phấn hoa
  • Sống, làm việc trong môi trường khói bụi, ô nhiễm không khí
  • Hút thuốc lá, thuốc lào hoặc hít phải khói thuốc thường xuyên

Thăm khám lâm sàng 

Các triệu chứng lâm sàng: bệnh nhân thường vào viện vì các triệu chứng của một cơn hen phế quản cấp như: ho nhiều từng cơn, khó thở, mệt mỏi, tức ngực,...

Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ căn cứ vào lý do vào viện của bệnh nhân cùng các triệu chứng khai thác được, từ đó định hướng chẩn đoán, tiến hành khám lâm sàng và chỉ định các thăm dò cận lâm sàng cần thiết. Việc này không chỉ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh mà còn giúp loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm đường hô hấp…

Xét nghiệm cận lâm sàng

Cần thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán và đánh giá tiên lượng bệnh, bao gồm:

  • Hô hấp ký: đánh giá mức độ tắc nghẽn phế quản bằng cách kiểm tra thể tích và tốc độ khí thở ra sau khi hít thở sâu. Các chỉ số hô hấp kí cơ bản bao gồm:
    • VC (dung tích sống  khí toàn bộ)
    • FVC (dung tích sống a gắng sức)
    • FEV1 (thể tích thở ra trong giây đầu)
    • PEF (lưu lượng đỉnh)
  • X-quang phổi, CT Scan: phát hiện các biến chứng và các bệnh lý kèm theo.
  • Các xét nghiệm miễn dịch: giúp xác định dị nguyên gây hen phế quản, ví dụ như:
    • Test lẩy da (skin prick test) để phát hiện các dị nguyên phổ biến như mạt nhà, phấn hoa, lông thú cưng.
    • Xác định nồng độ IgE.
  • Xét nghiệm test kích thích với Methacholin: Đây là một xét nghiệm chức năng phổi được sử dụng để đánh giá khả năng co bóp của đường hô hấp. Nó thường được sử dụng để xác định và theo dõi bệnh hen suyễn.
  • Xét nghiệm NO (Nitric Oxide): Xét nghiệm này đo lượng khí nitric oxide trong hơi thở. Nó có thể giúp xác định tình trạng viêm và vi khuẩn trong đường hô hấp.
  • Xét nghiệm bạch cầu ưa acid trong đàm: Đây là một xét nghiệm đánh giá thành phần tế bào của đàm. Nó có thể giúp xác định tình trạng viêm và các bệnh phổi khác nhau.

Ngoài ra, việc đo lưu lượng đỉnh (PEF) cũng có thể cho thấy chức năng phổi suy yếu và mức độ nặng của bệnh hen phế quản.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về quy trình chẩn đoán hen phế quản. Hi vọng rằng thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này và nhận biết triệu chứng cũng như cách điều trị. Tuy nhiên, để có kết quả chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết