Rò luân nhĩ là một dị tật bẩm sinh vùng đầu mặt khá phổ biến. Lỗ rò thường nằm ở vùng trước tai, ống rò chạy vào trong và kết thúc bằng túi rò sát vùng sụn gờ luân nhĩ.
Nếu đường rò luân nhĩ không bị viêm nhiễm thì không cần điều trị. Đường rò bị nhiễm trùng, có biểu hiện sưng, đỏ, đau, chảy mủ thì người bệnh cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được điều trị kịp thời.
Phương pháp được chỉ định khi nhiễm trùng cấp tính đường rò luân nhĩ. Người bệnh có thể có các biểu hiện như sưng tấy, nóng, đỏ, đau ở xung quanh lỗ rò, có tiết dịch, có thể có mũi. Trong trường hợp nhiễm trùng nặng có thể có triệu chứng nhiễm trùng toàn thân như sốt.
Người bệnh sau khi được bác sĩ thăm khám sẽ được chỉ định dùng các loại kháng sinh tùy thuộc vào thể trạng của bệnh nhân và tình trạng bệnh. Lưu ý tình trạng bệnh có thể nặng hơn hoặc xảy ra sự kháng kháng sinh nếu người bệnh tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
Trường hợp người bệnh không đáp ứng tốt với thuốc, bác sĩ có thể chỉ định chọc và hút dịch ổ áp xe giúp giải phóng ổ mủ, nuôi cấy vi khuẩn trong dịch mủ nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh hoặc rạch thoát mủ bằng kim hút.
Phẫu thuật nhằm lấy bỏ toàn bộ đường rò luân nhĩ bẩm sinh. Nếu đường rò đang trong tình trạng viêm tấy hay áp xe, người bệnh sẽ được điều trị trước bằng kháng sinh thích hợp, chích rạch dẫn lưu mủ. Sau khi tình trạng nhiễm trùng được khống chế sẽ được chỉ định làm phẫu thuật.
Các bước phẫu thuật bao gồm:
Phẫu thuật điều trị rò luân nhĩ là một thủ thuật tương đối an toàn, không có tai biến đáng kể. Đường rạch da nhỏ, thẩm mỹ nên sẹo sẽ khó thấy. Sau khi phẫu thuật người bệnh sẽ được thay băng và dùng kháng sinh thích hợp từ 5- 7 ngày giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm tái phát.
Rò luân nhĩ rất dễ bị bỏ qua, chỉ khi có cảm giác đau do viêm nhiễm thì người mới để ý. Vì thế việc chăm sóc và phòng ngừa để không bị nhiễm trùng là rất quan trọng. Chúng ta có thể thực hiện một số điều sau:
Bài viết giúp trang bị một số kiến thức về cách điều trị rò luân nhĩ và một số hành động giúp chủ động phòng tránh bệnh.