Cách phòng ngừa hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường hiệu quả, tránh biến chứng khôn lường
Cách phòng ngừa hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường hiệu quả, tránh biến chứng khôn lường
Cách phòng ngừa hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường - Ảnh: BookingCare
Cách phòng ngừa hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường - Ảnh: BookingCare

Cách phòng ngừa hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường hiệu quả, tránh biến chứng khôn lường

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 21/08/2023 | Cập nhật lần cuối: 03/10/2023
Hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường có thể dẫn đến hậu quả xấu nhất là gây tử vong, vì vậy, ncần có kiến thức về nhận biết và xử trí tình trạng hạ đường huyết, đồng thời thực hiện các phương pháp phòng ngừa biến cố hạ đường huyết hiệu quả

Ở người bệnh tiểu đường, tình trạng hạ đường huyết xảy ra khá phổ biến và có thể gây ảnh hưởng đến một số chức năng các cơ quan trong cơ thể, bao gồm: hệ tim mạch, suy giảm nhận thức, té ngã,... Đặc biệt, ở người già bị tiểu đường, kiểm soát đường huyết kém kèm theo các bệnh lý khác thì hạ đường huyết khi xảy ra vào ban đêm rất dễ dẫn đến hội chứng “chết trên giường”. Do đó, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường càng sớm, ngay khi có thể.

Hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường có thể gây nên những hậu quả và biến chứng gì?

Hạ đường huyết là một trong những biến chứng nguy hiểm ở người bệnh tiểu đường không kiểm soát đường huyết tốt. nhiều chuyên gia còn cho rằng, hạ đường huyết đột ngột thậm chí còn nguy hiểm hơn so với việc tăng đường huyết đột ngột. 

Khi đường huyết hạ xuống thấp (dưới 3,9 mmol/L) sẽ xuất hiện các triệu chứng kích thích hệ giao cảm như: đói cồn cào, run tay chân, vã mồ hôi,… Và nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, đường huyết xuống dưới 2,8mmol/l sẽ rất dễ dẫn đến trường hợp người bệnh lơ mơ, có thể yếu liệt,  bị mất nhận thức, rơi vào hôn mê, bất tỉnh hoặc co giật, dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Hạ đường huyết có thể gây nên nhiều biến cố lên các cơ quan khác nhau, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như sau:

  • Suy tim, nhồi máu cơ tim cấp, rối loạn nhịp: Hạ đường huyết nhanh chóng hoặc mức độ thấp kéo dài có thể gây ra tình trạng suy tim, rối loạn nhịp, nhồi máu cơ tim, do tình trạng kích thích giao cảm thượng thận làm tăng tình trạng rối  loạn nhịp, tăng nhu cầu oxy của cơ tim, tăng sức co bóp của cơ tim, tăng cung lượng tim làm gia tăng các biến cố nguy hiểm lên hệ tim mạch
  • Suy giảm chức năng nhận thức:
  • Hạ đường huyết có thể dẫn đến tình trạng mất ý thức, thậm chí hôn mê  hoặc bất cứ mất tập trung, suy giảm nhận thức, nguy hiểm trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày, tăng nguy cơ ngã ở người cao tuổi, dễ dẫn đến nguy cơ tai nạn giao thông nếu bạn đang lái xe hoặc sai sót trong những công việc quan trọng.
  • Hạ đường huyết bị lặp đi lặp lại nhiều lần (hạ đường huyết tái diễn)có thể dẫn đến tình trang hạ đường huyết không triệu chứng (tức là có tình trạng hạ đường huyết mà người bệnh không nhận biết được), chỉ khi thử đường huyết thấp hoặc lơ mơ hôn mê mới phát hiện ra. Điều này hết sức nguy hiểm, cần phải thường xuyên thử đường huyết mao mạch hoặc tới gặp bs ngay để được tư vấn và điều chỉnh kịp thời.

Cách phòng ngừa hiệu quả hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường

Để phòng ngừa hiệu quả tình trạng hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường, bạn cần:

  • Ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa; Việc nạp carb vào cơ thể không điều độ cũng sẽ dẫn đến việc điều chỉnh glucose trong cơ thể bị rối loạn, gây ra tình trạng hạ đường huyết
  • Sử dụng thuốc hạ đường huyết hoặc thuốc tiêm insulin đúng liều: người bệnh tiểu đường cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về các loại thuốc sử dụng để giảm đường huyết, không nên quá lạm dụng, , tự điều chỉnh không đúng dẫn đến đường huyết xuống quá thấp
  • Đảm bảo đường huyết an toàn khi vận động mạnh: hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về hình thức cũng như tần suất tập luyện để đảm bảo an toàn khi tập thể dục. Người bệnh cũng nên kiểm tra đường huyết trước và sau khi tập để kịp thời điều chỉnh các bữa ăn và sử dụng thuốc sao cho phù hợp
  • Theo dõi đường huyết thường xuyên: đây là phương pháp hiệu quả nhất để biết đường huyết của bạn có đang được kiểm soát tốt không, có tăng lên hoặc giảm xuống một cách thất thường hay không
  • Hạn chế sử dụng rượu bia: Các loại đồ uống có cồn có khả năng làm giảm đường huyết sau một thời gian nạp vào cơ thể. Vì vậy, hãy hạn chế nạp các loại đồ uống này ít nhất có thể hoặc nếu phải uống, cần tránh trường hợp không ăn gì hoặc ăn ít mà đã uống
  • Mang theo các loại đồ ngọt nạp đường nhanh: Người bệnh tiểu đường nên mang theo loại glucose nguyên chất dạng viên hoặc gel hay các loại bánh, kẹp để nhanh chóng nạp đường khi nhận thấy có các triệu chứng của hạ đường huyết
  • Lưu ý: Tránh xử trí hạ đường huyết bằng: thực phẩm ăn kiêng cho người bệnh ĐTĐ như bánh, sữa ĐTĐ, hay socola, kem…

Nếu đường huyết không được quản lý tốt, người bệnh tiểu đường có thể gặp tình trạng hạ đường huyết đột ngột bất kỳ lúc nào. Do đó, người bệnh nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa trên để ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết cấp tính xảy ra.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết