Canxi đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người, giữ cho xương chắc khỏe và tham gia vào nhiều quá trình sinh học trong cơ thể. Khi mức độ canxi trong máu giảm dưới mức bình thường điều này gọi là hạ canxi máu hay giảm canxi máu.
Cùng BookingCare tìm hiểu về cách chữa hạ canxi máu tại nhà và cách sơ cứu người bệnh hạ canxi máu một cách hiệu quả qua bài viết dưới đây
Cách chữa hạ canxi tại nhà
Khi bị hạ canxi máu, người bệnh gặp phải các triệu chứng như tê môi, lưỡi, tê các đầu ngón tay, ngón chân. Tiếp đó sẽ có sự co cơ, ngón tay không xòe ra được, bàn chân duỗi ra như đang đạp xe. Cơ mặt và cơ toàn thân cũng bị ảnh hưởng gây đau đớn, thậm chí các cơ hô hấp bị co thắt có thể làm suy hô hấp, khó thở. Nếu nặng, người bệnh có thể bị co giật toàn thân. Khi gặp trường hợp có người bị hạ canxi thì chúng ta cần:
- Bước 1: Bình tĩnh đỡ người bệnh nghỉ ngơi nơi thoáng mát, giữ cho người hạ canxi tỉnh táo bằng cách vỗ nhẹ hai má.
- Bước 2: Trong trường hợp bệnh nhân ngất lâu thì nên ấn huyệt ở giữa mũi và miệng (hay còn gọi là huyệt nhân trung).
- Bước 3: Tiến hành cho người bệnh uống bổ sung canxi, tốt nhất nên dùng viên canxi sủi, dễ hòa tan, tác dụng nhanh đợi thuốc hòa tan thì đút cho người bệnh uống.
- Bước 4: Nếu hai hàm người bệnh cứng lại thì nên cố gắng đút bằng thìa hoặc đánh thức người bệnh dậy.
- Bước 5: Đối với những trường hợp nặng hơn thì tốt nhất nên đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị đúng cách, tránh những hậu quả không mong muốn.
Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng hạ canxi máu?
Để phòng ngừa tình trạng hạ canxi máu, bạn nên thực hiện những biện pháp sau:
- Chế độ ăn uống: Bổ sung thực phẩm giàu canxi vào khẩu phần ăn hàng ngày như: sữa, sữa chua, phô mai, cá mòi, cá hồi, rau lá xanh, đậu phụ. Uống đủ nước mỗi ngày. Hạn chế ăn các thực phẩm cản trở hấp thu canxi: cà phê, rượu bia, nước ngọt có ga.
- Tắm nắng: Tắm nắng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D. Nên tắm nắng vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, mỗi lần khoảng 15-20 phút. Tránh tắm nắng quá lâu có thể gây hại cho da.
- Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe xương khớp. Nên chọn các bài tập phù hợp với sức khỏe và sở thích của bản thân.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng. Nên ngủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm.
- Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh lý có thể dẫn đến hạ canxi máu, bổ sung vitamin D:
Ngoài ra, một số nhóm người có nguy cơ cao bị hạ canxi máu cần chú ý phòng ngừa như:
- Người già.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Người có chế độ ăn uống thiếu canxi.
- Người mắc các bệnh lý như: suy giáp, suy thận, loãng xương.
Canxi không chỉ là yếu tố cần thiết cho sự chắc khỏe của xương và răng, mà còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng sinh học khác trong cơ thể. Vì vậy, việc duy trì mức độ canxi máu trong khoảng bình thường là điều vô cùng quan trọng. Khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ hạ canxi máu cần sơ cứu đúng cách để tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra cho người bệnh.