Cách tiên lượng, dự phòng và điều trị rối loạn giấc ngủ hiệu quả

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 22/05/2017, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Giấc ngủ làm phục hồi lại chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Cách tiên lượng, dự phòng và điều trị rối loạn giấc ngủ hiệu quả
Minh họa rối loạn giấc ngủ - Ảnh: Pixabay

Ngủ là một trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể có tính chất chu kỳ ngày đêm, trong đó toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi, tạm ngừng hoạt động tri giác và ý thức, các cơ bắp giãn mềm, các hoạt động hô hấp, tuần hoàn chậm lại. Giấc ngủ là khoảng thời gian ngủ, trong đó các trạng thái ngủ diễn ra kế tiếp. Một giấc ngủ tốt là giấc ngủ đảm bảo đầy đủ về chất lượng, số lượng, thời gian và khi ngủ dậy người ta cảm thấy khoan khoái dễ chịu về thể chất và tâm thần. Giấc ngủ làm phục hồi lại chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

Nội dung bài viết này chỉ đề cập đến rối loạn giấc ngủ không thực tổn, nhằm chỉ các rối loạn giấc ngủ liên quan đến các nhân tố tâm sinh. Là loại mất ngủ mà không có nguyên nhân thực thể nào được tìm thấy nhưng nguyên nhân tâm lý và cảm xúc là yếu tố nổi bật. Thường các nguyên nhân cảm xúc được coi là nhân tố nguyên phát như là: rối loạn trầm cảm, hưng cảm, phân liệt cảm xúc hoặc các rối loạn liên quan đến stress… Rối loạn giấc ngủ, trong đó rối loạn ưu thế về số lượng, chất lượng và thời gian ngủ.

Biểu hiện rối loạn giấc ngủ

Mất ngủ

Là một trạng thái không thoả mãn về mặt số lượng hoặc chất lượng của giấc ngủ tồn tại trong một thời gian dài (ít nhất là một tháng).

Ngủ nhiều 

Là một trạng thái ngủ ngày quá mức và có những cơn ngủ (mà không giải thích được bởi tình trạng thiếu ngủ) hay một trạng thái chuyển tiếp kéo dài quá mức từ lúc mới thức sang trạng thái tỉnh táo hoàn toàn.

Rối loạn nhịp thức ngủ

Là thiếu tính đồng bộ giữa nhịp thức ngủ của cá nhân và nhịp thức ngủ mong muốn đối với môi trường, hậu quả gây ra mất ngủ hoặc ngủ nhiều.

Đi trong giấc ngủ

Là một trạng thái biến đổi ý thức, trong đó hiện tượng thức và ngủ kết hợp nhau, thường xảy ra trong phần ba đầu giấc ngủ đêm, người bệnh ngồi dậy đi ra khỏi giường đi đi lại lại. Trong cơn có bộ mặt ngây dại, đáp ứng chậm. Lúc tỉnh dậy người bệnh thường không nhớ lại được các sự kiện trong cơn.

Hoảng sợ khi ngủ

Là những cơn hoảng sợ và sợ hãi tột độ về ban đêm, kết hợp với phát âm to, vận động mạnh và hoạt động thần kinh tự trị tăng cường.

Ác mộng

Là những giấc mơ đầy lo âu và sợ hãi

Tiên lượng và biến chứng

  • Khi mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng và nguy cơ tử vong do sự suy giảm trầm trọng khả năng điều hoà nhiệt độ của cơ thể.
  • Mất ngủ mãn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, người bệnh mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ.  
  • Rối loạn giấc ngủ liên quan đến rối loạn nhịp thở, nhịp tim và tăng huyết áp.
  • Rối loạn giấc ngủ kéo dài nếu không được điều trị sẽ là nhân tố làm khởi phát rối loạn lo âu, trầm cảm.

Dự phòng

  • Rèn luyện nhân cách
  • Vệ sinh giấc ngủ
  • Tạo thói quen lành mạnh trước khi ngủ
  • Tránh căng thẳng, stress
  • Tập thể dục đều đặn
  • Chế độ dinh dưỡng tốt

Điều trị

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn liên quan chủ yếu đến nhân tố tâm sinh. Do vậy trong điều trị có hai phương pháp: tâm lý (nhận thức hành vi) và hoá dược, hai phương pháp này có thể kết hợp với nhau.

Tâm lý

Các biện pháp tâm lý chủ yếu là giáo dục bệnh nhân chú ý vệ sinh giấc ngủ

  • Chỉ đi ngủ khi buồn ngủ
  • Tập thức ngủ đúng giờ
  • Hàng sáng phải thức dậy vào một giờ nhất định, không phụ thuộc vào thời lượng đã ngủ đêm trước
  • Không dùng cà phê, thuốc lá đặc biệt vào buổi tối
  • Thiết lập chế độ tập thể dục hàng ngày
  • Không uống rượu vì rượu phá vỡ nhịp thức ngủ
  • Hạn chế sử dụng đồ uống vào buổi tối
  • Tập thư giãn luyện tập

Bằng thuốc

  • Thuốc giải lo âu benzodiazepine: seduxen, lexomil …
  • Thuốc chống trầm cảm: chống trầm cảm 3 vòng (amitriptylin),chống trầm cảm mới (remeron)

Lưu ý: Bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa rối loạn giấc ngủ. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
Theo Ts.Bs Dương Minh Tâm
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/