Căng thẳng áp lực kéo dài do công việc
Căng thẳng liên quan đến công việc là một vấn đề ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, hiệu quả làm việc của nhân viên mà còn ảnh hưởng đến năng suất của các công ty, tổ chức... BSCKI Nguyễn Thị Cẩm Tú sẽ chia sẻ thêm thông tin trong nội dung dưới đây.
Căng thẳng, áp lực kéo dài do công việc là điều khó tránh khỏi do yêu cầu của môi trường làm việc trong xã hội hiện đại.
Hơn 11 triệu ngày làm việc bị mất mỗi năm vì những căng thẳng liên quan đến công việc và căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra các tình trạng như lo lắng hoặc trầm cảm.
Để làm rõ hơn vấn đề này, BSCKI Nguyễn Thị Cẩm Tú sẽ cung cấp và chia sẻ thêm các thông tin trong nội dung dưới đây.
THÔNG TIN BSCKI NGUYỄN THỊ CẨM TÚ
|
Căng thẳng áp lực do công việc đang diễn ra rất phổ biến
Căng thẳng, áp lực do công việc là phản ứng mà mọi người có thể gặp khi phải đối mặt với những yêu cầu, áp lực công việc không phù hợp với kiến thức, khả năng hoặc thách thức khả năng đối phó của người làm.
Căng thẳng xảy ra trong nhiều hoàn cảnh công việc, đặc biệt khi người làm việc cảm thấy có ít sự hỗ trợ từ người giám sát và đồng nghiệp, cũng như ít kiểm soát được quy trình làm việc thì tình trạng căng thẳng này còn trở nên tồi tệ hơn.
Đây được coi là bệnh phổ biến thứ hai ở Úc, sau rối loạn cơ xương. Và gần nửa triệu người ở Anh gặp phải các vấn đề liên quan đến căng thẳng, áp lực do công việc ở mức độ khiến họ cảm thấy cực kỳ mệt mỏi.
Tại Úc, hơn 133,9 triệu đô la đã được trả trợ cấp cho những khiếu nại của người lao động liên quan đến căng thẳng, áp lực tại nơi làm việc trong giai đoạn 2004-2005. Theo Ủy ban An toàn và Sức khỏe Quốc gia Úc, căng thẳng liên quan đến công việc cũng là nguyên nhân dẫn đến thời gian nghỉ việc nhiều nhất.
Tuy nhiên, thường có nhầm lẫn giữa áp lực hoặc thách thức và căng thẳng, điều mà một người có thể coi là căng thẳng, nhưng người khác có thể coi là thử thách.
Dấu hiệu của căng thẳng áp lực do công việc
Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Cẩm Tú, Căng thẳng, áp lực do công việc có thể ảnh hưởng đến cả tinh thần và thể chất. Mỗi người sẽ phản ứng với căng thẳng theo những cách khác nhau. Do đó, tác động và dấu hiệu của căng thẳng, áp lực do công việc có thể khác nhau và tùy thuộc vào tính cách của từng người cũng như cách họ phản ứng.
Thông thường, mọi người không nhận ra các triệu chứng của căng thẳng liên quan đến công việc và thay vào đó, chúng ta hay áp dụng cơ chế "đối phó", giảm bớt sự bận rộn và tự nhủ có thể xử lí được.
Nhiều người cũng có thể thuyết phục bản thân rằng những căng thẳng này chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn và mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn, nhưng thường thì không phải như vậy.
Căng thẳng, áp lực do công việc có thể tự biểu hiện thành các triệu chứng khác nhau, bao gồm:
- Cảm thấy không thể xử lí, hoàn thành được khối lượng công việc.
- Khó tập trung vào công việc cần làm và ghi nhớ những điều cần thiết.
- Thiếu tự tin ở nơi làm việc của chính mình.
- Không cảm thấy có động lực hoặc sự kết nối với công việc.
- Cảm thấy thất vọng với bản thân trong công việc.
- Thiếu quyết đoán trong công việc, hay cảm thấy chán nản, lo lắng.
- Cảm xúc nhiều hơn - có thể dễ rơi nước mắt hoặc nhạy cảm hơn.
- Dễ cáu kỉnh hoặc nóng nảy.
- Cảm thấy choáng ngợp.
- Tâm trạng hay trong trạng thái lâng lâng.
- Cô lập bản thân khỏi những người khác.
- Uống rượu, hút thuốc hoặc thậm chí dùng thuốc bất hợp pháp để thư giãn.
Những vấn đề này có thể xảy ra vì những lý do khác, không phải do căng thẳng công việc.
Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy mình đang gặp khó khăn và nó đang ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần hoặc thể chất của bạn trong hơn một vài tuần, hãy nói chuyện với cấp trên của bạn về công việc hoặc đi khám, tư vấn để được điều trị.
Nguyên nhân dẫn đến căng thẳng, áp lực
Áp lực nhất định trong công việc thường là một điều tốt vì nó có thể giúp bạn thực hiện tốt hơn và chuẩn bị tinh thần cho bạn trước những thử thách khác. Nhưng nếu áp lực và nhu cầu trở nên quá nhiều, chúng có thể dẫn đến căng thẳng kéo dài.
Căng thẳng liên quan đến công việc có thể do rất nhiều thứ gây ra:
- Khối lượng công việc quá nhiều hoặc thời hạn công việc không thực tế.
- Thường xuyên bị áp lực để đạt được mục tiêu đúng hạn.
- Mối quan hệ không tốt với đồng nghiệp hoặc bị bắt nạt tại nơi làm việc.
- Phong cách quản lý của cấp trên.
- Không kiểm soát được cách thực hiện công việc.
- Không rõ ràng về vai trò trong công việc và những gì định làm.
- Làm công việc không đúng với kỹ năng, khả năng và kỳ vọng của bản thân.
Đôi khi không có nguyên nhân đơn lẻ nào gây ra căng thẳng liên quan đến công việc, nó có thể xảy ra nếu những điều nhỏ nhặt tích tụ dần theo thời gian hoặc do sự kết hợp của nhiều thứ trong cả công việc và cuộc sống cá nhân.
Một số cách điều trị căng thẳng, áp lực kéo dài do công việc
Có rất nhiều cách để giảm bớt tác động của căng thẳng, áp lực do công việc, hầu hết sẽ liên quan đến việc thay đổi cách làm việc và môi trường làm.
Trước hết, cần cố gắng nhận ra điều gì khiến bạn cảm thấy căng thẳng trong công việc và điều gì giúp bạn làm việc tốt hơn. Hãy suy nghĩ về việc thực hiện một số phương pháp dưới đây:
- Phát triển mối quan hệ tốt với đồng nghiệp - điều này có thể giúp tạo sự đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau tại nơi làm việc.
- Quản lý thời gian tốt hơn. Ưu tiên các nhiệm vụ cần thiết tại nơi làm việc và nếu có thể ủy quyền cho người khác, đừng ngại làm như vậy.
- Học cách nói không nếu không thể đảm nhận thêm công việc - nhưng hãy đảm bảo rằng có thể giải thích tại sao.
- Đi dạo hoặc hít thở không khí trong lành để giải tỏa căng thẳng trong công việc - cả tập thể dục và dành thời gian ở ngoài trời đều tốt cho sức khỏe tinh thần và thể chất.
- Làm việc theo giờ bình thường và nghỉ giải lao, nghỉ vào ngày lễ mà bạn được hưởng.
- Duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống lành mạnh. Đừng bỏ bê gia đình hoặc các mối quan hệ ngoài công việc.
- Nói chuyện với cấp trên của bạn nếu bạn có vấn đề với công việc.
- Phát triển phong cách suy nghĩ tích cực - cố gắng nhìn nhận vấn đề tại nơi làm việc theo cách khác hoặc thảo luận với ai đó.
Đây là những điều mà bản thân mỗi người đều có thể làm được để giảm căng thẳng, áp lực kéo dài do công việc gây ra.
Nên gặp Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần hay tư vấn với Chuyên gia Tâm lý?
Nếu căng thẳng liên quan đến công việc gây ra các vấn đề sức khỏe và ảnh hưởng nhiều đến đời sống mà không thể tự giải quyết được, chúng ta có thể gặp Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần hoặc tư vấn với chuyên gia Tâm lý.
Mặc dù mục tiêu của Bác sĩ Tâm thần và Chuyên gia Tâm lý đều là chăm sóc và giúp cho sức khỏe tâm thần của người bệnh tốt lên nhưng hình thức và phương pháp điều trị thì khác nhau.
Khám và điều trị với Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần
Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần chủ yếu điều trị bằng phương pháp kê toa, sử dụng thuốc, kiểm tra sức khỏe tổng thể, thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu,...
Nếu ngoài những vấn đề tâm lý, bạn còn gặp phải những triệu chứng thể chất như là: căng cơ, nhức đầu, tim đập nhanh, rối loạn tiêu hóa,... thì bạn nên gặp Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để được khám toàn diện.
Tư vấn với chuyên gia Tâm lý
Chuyên gia Tâm lý điều trị bằng các liệu pháp tâm lý nhằm cải thiện sức khỏe tinh thần và tháo gỡ vấn đề cho người bệnh.
Với những người đang gặp căng thẳng áp lực kéo dài do công việc, nên gặp Chuyên gia Tâm lý để được tư vấn chính xác những vấn đề đang gặp phải và có hướng giải quyết đúng đắn. Nếu chưa thể gặp trực tiếp, có thể đăng ký tư vấn online với chuyên gia qua Video.
Trước khi đi khám nên có những tìm hiểu nhất định về Chuyên gia Tâm lý, nên tìm những người có kinh nghiệm và uy tín. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo giá trước vì hiện ở Việt Nam chưa có mức giá nhất định đối với việc tư vấn cùng Chuyên gia Tâm lý. Xem thêm bài viết: Trung tâm tư vấn Tâm lý uy tín ở Hà Nội
Sau đây, BookingCare xin giới thiệu một số thông tin về các Chuyên gia Tâm lý. Hy vọng bạn có thể lựa chọn được chuyên gia phù hợp để thăm khám.
1. Thạc sĩ, Chuyên gia Tâm lý Nguyễn Thị Thu Hiền
- Chuyên gia Tâm lý lâm sàng, chuyên gia tư vấn tâm lý tại Trung tâm Tư vấn - Trị liệu tâm lý SHARE.
- Trên 15 năm kinh nghiệm làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần con người.
- Một trong 15 thạc sĩ tâm lý lâm sàng đầu tiên trong trường trình hợp tác đào tạo Thạc sĩ Tâm lý Lâm sàng giữa ĐH Giáo Dục – ĐHQG Hà Nội và Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ.
Chuyên gia có thế mạnh về tư vấn, trị liệu tâm lý và tham vấn cho người lớn và trẻ em có các rối loạn tâm thần hướng nội và hướng ngoại như: Trầm cảm, lo âu, sang chấn và rối loạn sau sang chấn, các chứng ám sợ, rối loạn hành vi, tham vấn cho các vấn đề về hôn nhân, gia đình, công việc...
Địa chỉ khám: Trung tâm Tư vấn - Trị liệu tâm lý SHARE (Số 31, ngõ 84 Trần Quang Diệu, Đống Đa, Hà Nội). (hoặc đặt lịch khám tại đây)
2. Thạc sĩ, Chuyên gia Tâm lý Thân Thị Mận
- Chuyên gia Tâm lý lâm sàng, chuyên gia tư vấn tâm lý tại Trung tâm Tư vấn - Trị liệu tâm lý SHARE.
- Trên 10 năm kinh nghiệm làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực sức khỏe tinh thần con người.
- Thạc sĩ Tâm lý về Trẻ em và Thanh thiếu niên tốt nghiệp từ chương trình hợp tác đào tạo giữa Trường Đại học Toulouse le Mirail và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Chuyên gia có kinh nghiệm làm việc với trẻ em và vị thành niên với các vấn đề như: lo âu, căng thẳng, khủng hoảng vị thành niên và các rối nhiễu khác… Ngoài ra, chuyên gia rất hứng thú khi làm việc với cha mẹ trẻ về các vấn đề liên quan.
Địa chỉ khám: Trung tâm Tư vấn - Trị liệu tâm lý SHARE (Số 31, ngõ 84 Trần Quang Diệu, Đống Đa, Hà Nội). (hoặc đặt lịch khám tại đây)
3. Thạc sĩ, Chuyên gia Tâm lý Đoàn Thị Hương
- Thạc sĩ, Chuyên gia Tâm lý lâm sàng, Chuyên gia Tư vấn tâm lý tại Trung tâm Tư vấn - Trị liệu tâm lý SHARE.
- Trên 10 năm kinh nghiệm làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực sức khỏe tinh thần con người.
- Một trong những Thạc sĩ Tâm lý lâm sàng đầu tiên trong chương trình hợp tác đào tạo thạc sĩ lâm sàng giữa Trường Đại học Giáo dục Hà Nội và Trường Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ.
Chuyên gia có thế mạnh về tham vấn – trị liệu tâm lý cho thanh thiếu niên và người lớn về: Các vấn đề sức khỏe tâm thần như (Sang chấn tâm lý, khủng hoảng tâm lý, stress, lo âu, trầm cảm..), Các vấn đề trong các mối quan hệ (Tình yêu, hôn nhân, áp lực công việc, cuộc sống..),..
Nội dung bài viết trên đây được tham khảo ý kiến chuyên môn của BSCKI Nguyễn Thị Cẩm Tú - Bác sĩ tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I.