Bệnh rối loạn lo âu và cách đi khám chữa hiệu quả

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 09/06/2017 - Cập nhật lần cuối: 22/10/2024

Rối loạn lo âu thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Tuy nhiên, bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị bệnh sẽ trở nên nguy hiểm và khó chữa hơn. Bác sĩ Nguyễn Hữu Lợi sẽ chia sẻ thêm trong nội dung dưới đây.

Rối loạn lo âu làm giảm khả năng tập trung
Rối loạn lo âu làm giảm khả năng tập trung - Ảnh: Authority nutrition

Rối loạn lo âu ngày càng phổ biến, đặc biệt ở người trẻ. Hiện nay, bệnh này ngày càng dễ mắc phải là do những căng thẳng, stress, áp lực trong cuộc sống. 

Việc thăm khám và điều trị sớm với bác sĩ chuyên khoa tâm bệnh rất cần thiết, không nên kìm nén trong lòng quá lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất.

ThS.BS Nguyễn Hữu Lợi sẽ cung cấp và chia sẻ thêm các thông tin trong nội dung bài viết dưới đây để bạn đọc tham khảo.

THÔNG TIN THẠC SĨ, BÁC SĨ NGUYỄN HỮU LỢI

  • Bác sĩ Điều trị tại Viện Pháp y Tâm thần Trung ương (2015 - nay)
  • Thạc sĩ Y học Chuyên ngành Tâm thần, Đại học Y Hà Nội 

Rối loạn lo âu là bệnh gì?

Rối loạn lo âu là một trong những chứng bệnh rối loạn tâm lý phổ biến. Người bệnh thường rơi vào trạng thái lo lắng quá mức trước một tình huống hay sự việc nào đó, thậm chí là một sự lo lắng rất vô lý về những vấn đề không đáng lo. Tình trạng này kéo dài liên tục, lặp đi lặp lại và ảnh hưởng đến sự thích nghi của người bệnh với cuộc sống.

Sự sợ hãi trong rối loạn lo âu là quá mức và không có nguyên nhân do chủ quan của người bệnh, không thể giải thích được do một bệnh tâm thần khác hoặc do một bệnh cơ thể. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị bệnh sẽ trở nên nguy hiểm và khó chữa hơn.

Rối loạn lo âu là một trong những chứng bệnh thuộc dạng bệnh tâm thần nhẹ phổ biến ở Mỹ. Rối loạn lo âu thường xảy ra đồng thời với một số bệnh khác như trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn hành vi,...

Bên cạnh những tác hại dễ thấy về tâm lý, khiến người bệnh luôn trong trạng thái sợ hãi, mất niềm tin vào cuộc sống, rối loạn lo âu còn gây ra một số ảnh hưởng đến thể chất, điển hình là các vấn đề về tim mạch, tiêu hóa, giấc ngủ, tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính,...

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chính xác của rối loạn lo âu chưa được xác định rõ ràng. Chủ yếu liên quan tới các sang chấn tâm lý kết hợp với yếu tố nhân cách có xu hướng lo âu.

Biểu hiện của rối loạn lo âu

Các dấu hiệu, triệu chứng nhận biết rối loạn lo âu bao gồm:

  • Cảm giác lo lắng, căng thẳng, bồn chồn
  • Nhịp tim nhanh
  • Thở nhanh
  • Đổ mồ hôi nhiều
  • Run sợ
  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu đuối
  • Khó tập trung hay có những suy nghĩ linh tinh
  • Khó ngủ
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Gặp khó khăn trong kiểm soát lo lắng
  • Né tránh hoàn cảnh gây ra sự lo lắng...

Khi có những triệu chứng trên, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tâm bệnh để chẩn đoán và điều trị sớm. Hoặc đăng ký tư vấn từ xa qua video với bác sĩ chuyên khoa nếu ngại đi khám trực tiếp. 

Một số loại rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu được chia thành nhiều loại sau đây: 

1. Rối loạn lo âu lan tỏa

Thường bắt đầu từ 20 - 30 tuổi, gặp ở nữ nhiều hơn nam. Đặc điểm của rối loạn này là sự lo âu lan tỏa, dai dẳng và không giới hạn hay nổi bật trong bất cứ tình huống, đối tượng đặc biệt nào.

Bệnh có các biểu hiện về tâm trạng như luôn bất an, hồi hộp, còn thể chất thì hay run rẩy, căng cứng bắp thịt, vã mồ hôi, thắt ngực, nóng lưng, đau bụng, khó ngủ.

Do các biểu hiện này bệnh nhân thường tìm đến các bác sĩ đa khoa để tìm các tổn thương thể chất cho đến khi không tìm được nguyên nhân thì mới tìm đến các bác sĩ tâm thần. Một trong các tiêu chuẩn chẩn đoán quan trọng là lo âu quá mức hàng ngày trong thời gian ít nhất 6 tháng.

Với những người bị rối loạn lo âu lan tỏa, mỗi ngày diễn ra họ đều phải trải qua cảm xúc lo lắng và căng thẳng quá mức, mặc dù có rất ít hoặc không có vấn đề nghiêm trọng nào. Họ hay dự đoán các sự kiện bất trắc và quá quan tâm đến các vấn đề sức khỏe, tiền bạc, gia đình, hoặc khó khăn trong công việc...

2. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Đặc điểm của bệnh là các ý nghĩ ám ảnh và hành vi cưỡng chế, người bệnh không làm chủ được ý nghĩ lặp đi lặp lại một cách vô lý và để giảm bớt độ thôi thúc gây khó chịu cho bản thân họ buộc phải thực hiện hành vi cưỡng chế.

Một số hành vi cưỡng chế cụ thể như là nhìn đồng hồ hoặc rửa tay liên tục, sưu tầm các vật vô giá trị, ngăn nắp quá mức, tìm kiếm sự cân đối. Nhiều người ý thức được tính chất bất thường của hành vi nhưng không khống chế được chúng. 

Người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế phần nào hiểu rõ tính chất vô ích của ám ảnh. Đôi khi chính họ cũng công nhận ý nghĩ ám ảnh và hành vi cưỡng chế của họ là phi lý. Nhưng phần lớn họ không có nhận định chắc chắn về sự sợ hãi của mình hoặc thậm chí có niềm tin mạnh mẽ rằng những hành vi đó là phù hợp.

Những người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế phải đấu tranh rất quyết liệt để xua những ý nghĩ không mong muốn và hành vi cưỡng chế. Rất nhiều người có thể ngăn các triệu chứng ám ảnh cưỡng chế xuất hiện trong nhiều giờ khi họ ở trong lớp học hay ở nơi làm việc.

Nhưng qua thời gian đó sự kháng cự yếu đi và họ bị chi phối bởi hành vi ám ảnh mang tính chất lễ nghi rất mạnh, nó ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của bệnh nhân và đôi khi khiến họ khó có thể ở một nơi nào đó ngoài căn nhà của mình.

3. Rối loạn stress sau sang chấn

Sau một trải nghiệm đau buồn như người thân mất, bị ngược đãi, chiến tranh, thiên tai,… phần lớn chúng ta lấy lại được cảm xúc quân bình (cân bằng) theo thời gian. Tuy nhiên ở một số người nó lại trở thành nỗi bất an dai dẳng. Cảm giác đau buồn không nguôi này gọi là rối loạn stress sau sang chấn.

Các triệu chứng thường thấy là người bệnh hay nhớ lại hoàn cảnh sang chấn ngoài ý muốn hoặc có thể đến trong cơn ác mộng. Những người có tuổi thơ bất hạnh, bị lạm dụng tình dục, chứng kiến cái chết thảm khốc của người mà mình thương yêu,... có khả năng cao mắc bệnh này.

Ngoài ra cũng phải kể đến yếu tố tâm lý riêng của từng người. Những người có khả năng chịu đựng stress tốt hơn thì ít nguy cơ hơn. Tuy nhiên tất cả mọi người đều có mức độ chịu đựng nhất định. Hiếm có người nào sống sót trở về từ các trại tập trung của Đức Quốc xã mà lại không bị tổn thương về tâm lý.

4. Ám ảnh sợ xã hội

Theo thống kê, nữ có tỉ lệ mắc rối loạn lo âu ám ảnh sợ cao gấp đôi nam giới. Người bệnh luôn cảm thấy sợ hãi quá mức trong các tình huống mang tính xã hội như trong các buổi tiệc, nói chuyện trước đám đông, hay thậm chí chỉ là nói chuyện với người khác hoặc bị một ai đó nhìn.

Bệnh thường khởi phát trong thời kỳ thơ ấu hoặc đầu trưởng thành hiếm khi bị bệnh sau tuổi 25. Nếu không được chữa trị bệnh sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống.

Có các biểu hiện như đỏ mặt, run rẩy, buồn nôn,… Khi hành động thì luôn sợ hãi rằng mình sẽ làm các hành vi ngớ ngẩn để rồi phải xấu hổ. Một số tình huống xã hội mà người bệnh thường tránh né nhất đó là:

  • Nói chuyện trước đám đông
  • Làm việc khi ai đó đang nhìn mình
  • Nói chuyện trên điện thoại
  • Gặp người lạ
  • Hẹn hò
  • Ăn ở nơi công cộng
  • Trả lời câu hỏi trong lớp học
  • Rối loạn lo âu khi xa cách
Bệnh nhân mắc rối loạn lo âu rất dễ dẫn tới trầm cảm
Bệnh nhân mắc rối loạn lo âu rất dễ dẫn tới trầm cảm - Ảnh: Pixabay

Rối loạn lo âu có nguy hiểm không?

Với những bệnh nhân mắc rối loạn lo âu nếu không thăm khám chuyên khoa Tâm thần và chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như:

  • Bệnh chuyển thành nặng hơn, nguy cơ mắc trầm cảm rất cao
  • Lạm dụng chất gây nghiện
  • Khó ngủ hay mất ngủ
  • Rối loạn tiêu hóa và những vấn đề tiêu hóa khác
  • Nhức và đau đầu mạn tính
  • Cô lập với xã hội, không muốn giao tiếp hay tham gia bất cứ một hoạt động xã hội nào
  • Chất lượng cuộc sống suy giảm, ảnh hướng đến công việc và học tập
  • Ý nghĩ tự sát...

Cách tốt nhất để giảm thiểu mức độ nguy hiểm của bệnh rối loạn lo âu là thăm khám thường xuyên theo hẹn. Điều trị theo chỉ định của bác sĩ và cần kiên trì, không bỏ cuộc.

Điều trị bệnh rối loạn lo âu

Cũng như nhiều rối loạn tâm lý khác việc điều trị bao gồm 2 phương pháp chính, đó là sử dụng thuốc và các liệu pháp tâm lý. Trong đó có liệu pháp hành vi nhận thức, tham vấn tâm lý, thư giãn.               

1. Liệu pháp hành vi nhận thức

Việc điều trị bao gồm nhiều nội dung khác nhau như là giáo dục về tâm lý, hướng dẫn cách xử lý khi có những biểu hiện của lo âu, hoảng sợ như là tập thư giãn, tập hít thở sâu, hoặc có những liệu pháp giúp bệnh nhân dần dần thích nghi được với các hoàn cảnh gây ra tình trạng lo âu và các triệu chứng sẽ dần biến mất.

Để điều trị hiệu quả thường kết hợp cả 2 phương pháp dùng thuốc và hành vi nhận thức.

2. Điều trị bằng thuốc

Loại thuốc đang được dùng phổ biến hiện nay là nhóm thuốc ức chế hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) và loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng amitriptylin cùng nhóm benzodiazepine (tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ). 

Tuy nhiên việc lựa chọn loại thuốc nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như là bệnh nhân có bệnh lý khác kết hợp hay không, điều kiện tài chính.

Cũng cần phải hết sức lưu ý tác dụng phụ của thuốc khi sử dụng, cũng như sử dụng đúng liều lượng. Nếu quá liều có thể gây tác dụng phụ như ngộ độc, ảnh hưởng sức khỏe tình dục,... Loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể có nguy cơ tác dụng phụ lên hệ tim mạch, vì vậy cần đặc biệt lưu ý với những bệnh nhân cao tuổi (thường có hệ tim mạch yếu). 

Phòng tránh bệnh rối loạn lo âu

Trong khi hầu hết mọi người mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát cần trị liệu tâm lý hoặc thuốc để có được sự lo lắng dưới sự kiểm soát, thay đổi lối sống cũng có thể tạo sự khác biệt. Dưới đây là một vài điều có thể làm:

  • Tập thể dục hàng ngày: Tập thể dục làm giảm căng thẳng mạnh mẽ, có thể cải thiện tâm trạng và có thể giữ cho khỏe mạnh. Tốt nhất nếu phát triển một thói quen thường xuyên và làm việc hầu hết các ngày trong tuần. Bắt đầu chậm và dần dần tăng số lượng và cường độ tập thể dục.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Tránh đồ ăn béo, thức ăn có đường và chế biến. Bao gồm các loại thực phẩm trong chế độ ăn uống giàu axit béo omega-3 và các vitamin B.
  • Tránh uống rượu và thuốc an thần khác: Việc sử dụng thuốc an thần hay thần kinh cần theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, bởi một số thuốc có thể làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Dành nhiều thời gian thư giãn: Tập yoga hằng ngày chính là một trong những biện pháp phòng tránh rối loạn lo âu hiệu quả. Bệnh cạnh đó, bạn hãy dành nhiều thời gian thư giãn, nghỉ ngơi.
  • Ngủ đủ giấc: Hãy làm những gì có thể chắc chắn đang nhận được đủ giấc ngủ chất lượng. Nếu giấc ngủ khó khăn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa Tâm thần
Hạn chế sử dụng rượu bia phòng tránh bệnh hiệu quả
Hạn chế sử dụng rượu bia phòng tránh bệnh hiệu quả - Ảnh: Pixabay

Nên khám và điều trị bệnh rối loạn lo âu ở đâu?

Như đã nói ở trên, rối loại lo âu là một bệnh tâm thần nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ để lại những biến chứng, di chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Khi nhận thấy bất cứ một dấu hiệu, triệu chứng nào của bệnh rối loạn lo âu, người bệnh nên chủ động đi khám với các bác sĩ tại các cơ sở y tế chuyên khoa tin cậy.

Biểu hiện của rối loạn lo âu gần giống với các bệnh tâm thần học khác, vì thế người bệnh rất khó phân biệt được. Trong lúc đó người bệnh cần đến sự tư vấn để lựa chọn được đúng bác sĩ và điều trị bệnh nhanh khỏi hơn.

Người bệnh tại Hà Nội và các vùng lân cận có thể đến thăm khám và điều trị rối loạn lo âu tại các bệnh viện uy tín như:

1. Khoa Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Khoa Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Lão khoa Trung ương là địa chỉ tốt trong khám, chẩn đoán, điều trị rối loạn tâm thần.

Không như nhiều người lầm tưởng bệnh viện chỉ khám cho người cao tuổi, người trẻ từ 16 tuổi trở lên có nhu cầu thăm khám rối loạn lo âu có thể đăng ký khám với các bác sĩ tại bệnh viện (bệnh viện khám và điều trị cho người bệnh từ 16 tuổi trở lên). 

ThS.BS Nguyễn Văn Phi

  • Giảng viên bộ môn Tâm thần, Đại học Y Hà Nội (2014 - nay)
  • Bác sĩ khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Lão khoa Trung ương
  • Bác sĩ Viện sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai (2014 - 2017)
  • Bằng khen của hiệu trưởng trường Đại Học Y Hà Nội dành cho Bác sĩ Nội trú tốt nghiệp Thủ Khoa toàn khóa

ThS.BS Nguyễn Trọng Hiến

  • Bác sĩ khoa Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Lão khoa Trung ương 
  • Giảng viên bộ môn Tâm thần - Đại học Y Hà Nội

2. Bệnh viện Tâm thần Trung ương I

Bệnh viện Tâm thần Trung ương I là địa chỉ khám chữa bệnh cho người bệnh tâm thần ở tuyến cao nhất trong cả nước. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tâm thần tại bệnh viện đều là những bác sĩ đầu ngành nên người bệnh có thể yên tâm về chất lượng chuyên môn, chất lượng điều trị.

Tuy nhiên, bệnh viện đông bệnh nhân lại ở vị trí xa trung tâm thành phố Hà Nội (xã Hòa Bình, Thường Tín, Hà Nội),bạn đọc đi khám có thể cân nhắc để chọn địa chỉ phù hợp, thuận tiện nhất. 

3. Phòng khám Hello Doctor

Người bệnh nếu ngại thăm khám tại các bệnh viện công đông đúc, thường phải chờ đợi lâu có thể khám rối loạn lo âu hay các vấn đề Tâm thần khác tại Phòng khám Hello Doctor.

Đây là phòng khám có thế mạnh chuyên sâu về Tâm thần kinh với nhiều bác sĩ giỏi trực tiếp thăm khám. Các bác sĩ đang công tác tại Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai, khoa Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện E:

  • ThS.BS Nguyễn Viết Chung 
    • Bác sĩ khám và điều trị tại Khoa Sức khoẻ Tâm thần, Bệnh viện E
    • Giảng viên Bộ môn Tâm thần và Tâm lý lâm sàng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội
    • Bác sĩ nhận khám cho bệnh nhân từ 7 tuổi trở lên
  • ThS.BS Phạm Văn Dương
    • Hiện Bác sĩ khám, tư vấn và điều trị các vấn đề Sức khoẻ Tâm thần tại Bệnh viện Xanh Pôn
    • Tốt nghiệp Thạc sĩ, Bác sĩ Nội trú Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai
  • BS.CKII Phạm Công Huân
    • Hơn 10 năm kinh nghiệm khám, chẩn đoán và chữa trị các bệnh lý về Tâm thần
    • Hiện công tác tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai

4. Viện sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai

Tương tự như Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Viện sức khỏe tâm thần Bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ tuyến cuối, tin cậy cho người bệnh có nhu cầu thăm khám các vấn đề sức khỏe tâm thần, đặc biệt là các trường hợp nặng. 

Cùng với đó, nếu người bệnh có các dấu hiệu rối loạn lo lâu nói riêng hoặc các triệu chứng bệnh tâm thần nói chung, có thể chọn đặt khám tư vấn từ xa với bác sĩ thông qua Video trực tuyến. 

Bệnh nhân ở tại nhà, bệnh nhân chưa sắp xếp đi khám được, có thể đăng ký tư vấn rối loạn lo âu qua Video nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và tiết kiệm.

Nội dung chuyên môn bài viết trên đây được chia sẻ bởi bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe tâm thần - Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hữu Lợi.

 
 
Tài liệu tham khảo
1. Nhiều tác giả - Tâm thần học và tâm lý học y học - Nhà xuất bản quân đội nhân dân - Xuất bản năm 2007 (Trang 158).
2. https://vi.wikipedia.org/wiki/R%E1%BB%91i_lo%E1%BA%A1n_lo_%C3%A2u
3. http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/chung-roi-loan-lo-au-khien-cuoc-song-tro-nen-toi-te-2256196.html
4. http://www.dieutri.vn/tamthan/21-12-2012/S3540/Roi-loan-lo-au.htm
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/