Cảnh báo: Dấu hiệu viêm bàng quang bạn cần biết
Cảnh báo: Dấu hiệu viêm bàng quang bạn cần biết
Cảnh báo: Dấu hiệu viêm bàng quang bạn cần biết
Cảnh báo: Dấu hiệu viêm bàng quang bạn cần biết - Ảnh: BookingCare

Cảnh báo: Dấu hiệu viêm bàng quang bạn cần biết

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 06/11/2023 | Cập nhật lần cuối: 20/11/2023
Khi bị viêm bàng quang, nếu không được điều trị kịp thời thì tình trạng viêm có thể lan đến bất kỳ nơi nào trong hệ tiết niệu, từ niệu đạo đến thận. Tình trạng này khiến người bệnh hết sức khó chịu. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến các dấu hiệu viêm bàng quan bạn cần biết là gì.

Viêm bàng quang nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng gây tổn thương thận vĩnh viễn, đặc biệt ở người già và trẻ nhỏ do các dấu hiệu viêm bàng quang thường ít khi được phát hiện hoặc bị nhầm với bệnh khác.

Dấu hiệu viêm bàng quang

Người bệnh cần nhận biết các triệu chứng và kịp điều trị trước khi viêm trở nặng. Triệu chứng viêm bàng quang phổ biến là các rối loạn tiểu tiện:

  • Tiểu ra máu, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi: Viêm bàng quang sẽ khiến nước tiểu có mùi nặng và hôi. Đó là một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của bệnh. Nhưng với người bị viêm bàng quang hay viêm ở bất kỳ nơi nào trong đường tiết niệu thì nước tiểu của họ sẽ bị đục. Hiện tượng này là do mủ chứa vi khuẩn và tế bào bạch cầu hòa trong nước tiểu.
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày hơn bình thường, mỗi lần chỉ tiểu ra một ít: Người bệnh sẽ có cảm giác muốn đi tiểu và đi tiểu nhiều lần. Mỗi lần có thể ra không nhiều nước tiểu. Nếu đi tiểu nhiều hơn 8 lần/ngày và thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu thì đó rất có thể là dấu hiệu bệnh.
  • Không thể nhịn tiểu, luôn có cảm giác cần đi tiểu luôn (tiểu gấp): Đó là cảm giác bạn mắc tiểu và muốn đi tiểu ngay vì không thể nhịn tiểu được. Triệu chứng này thường xuất hiện với tình trạng đi tiểu nhiều lần.
  • Đau hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu: Việc đi tiểu quá nhiều lần trong ngày kèm sốt nhẹ sẽ dẫn đến cảm giác nóng rát dương vật khi đi tiểu.
  • Đau bụng dưới, đau lưng: Viêm bàng quang sẽ gây đau ở phần bụng dưới. Cơn đau có thể thường xuất hiện mỗi khi tiểu. Nếu mắc bệnh lâu ngày mà không được chữa trị thì tình trạng viêm có thể lan đến thận, khiến đau ở vùng lưng thấp và hông. Các triệu chứng có thể kèm theo sốt cao, nôn mửa.
  • Sốt nhẹ: vi khuẩn xâm nhập gây ra tình trạng viêm nhiễm dẫn đến cơ thể sẽ có biểu hiện nóng, sốt nhẹ.

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm bàng quang

Viêm bàng quang có thể được chẩn đoán bằng cách thực hiện các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu: Khi nghi ngờ có tình trạng nhiễm khuẩn ở bàng quang, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra sự hiện diện các tế bào bạch cầu, tế bào máu, phản ứng nitrit. Trong một số trường hợp cần thiết nuôi cấy tìm vi khuẩn.
  • Xét nghiệm hình ảnh (chụp X-quang, chụp CT scanner): Chụp X-quang hay siêu âm sẽ hỗ trợ bác sĩ phát hiện các bất thường của đường tiết niệu như sỏi bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo….
  • Soi bàng quang: Một ống soi được đưa qua niệu đạo vào bàng quang nhằm thu hình ảnh bên trong cơ quan này, hỗ trợ bác sĩ quan sát và đánh giá tổn thương trong bàng quang tìm và phát hiện các nguyên nhân. Khi nội soi bàng quang, bác sĩ có thể lấy một mẫu mô nhỏ ra ngoài để mang đi làm xét nghiệm trong phòng thí nghiệm (sinh thiết) khi nghi ngờ là khối u hoặc lao đường tiết niệu.

Nhận biết các dấu hiệu viêm bàng quang từ sớm sẽ giúp việc điều trị bệnh được hiệu quả hơn. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở vùng kín, nam giới cần tham khảo ý kiến, thăm khám với bác sĩ tránh để viêm bàng quang gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết