Viêm bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Viêm bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Viêm bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Viêm bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa - Ảnh: BookingCare

Viêm bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 07/11/2023 | Cập nhật lần cuối: 20/11/2023
Viêm bàng quang là bệnh lý thường gặp ở đường tiết niệu cả nam và nữ tuy nhiện bệnh hay gặp ở nữ hơn nam giới do cấu trúc giải phẫu niệu đạo nữ giới ngắn hơn nên dễ bị nhiễm khuẩn ngược dòng hơn. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết thêm thông tin về bệnh này.

Cần phát hiện và điều trị nhiễm trùng bàng quang. Nếu nhiễm trùng lây lan đến thận có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của thận. Tình trạng viêm nhiễm bàng quang có thể gặp ở mọi đối tượng từ nam giới tới nữ giới, trẻ em... Đàn ông ở độ tuổi trung niên có thể có nguy cơ viêm bàng quang cao hơn nếu có tuyến tiền liệt phì đại do nhịn tiểu thường xuyên.

Viêm bàng quang là gì?

Viêm bàng quang là một bệnh nhiễm trùng cấp hoặc mạn tính do vi khuẩn trong bàng quang gây ra. Bệnh viêm bàng quang là một bệnh rất phổ biến, chiếm khoảng trên 50% số ca nhiễm trùng đường tiết niệu.

Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể tái phát nhiều lần trong thời gian dài. Viêm bàng quang cũng có thể do một số loại thuốc, xạ trị hoặc là một biến chứng của bệnh khác.

Nguyên nhân gây ra viêm bàng quang

Nguyên nhân có thể gây viêm bàng quang bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
  • Dùng một số loại thuốc
  • Tiếp xúc với bức xạ
  • Sử dụng liên tục, thời gian dài ống thông nước tiểu (nhiễm khuẩn ngược dòng).
  • Sản phẩm vệ sinh gây kích ứng

Tùy thuộc vào nguyên nhân có thể dẫn đến các loại viêm bàng quang khác nhau:

  • Viêm bàng quang cấp là trường hợp nhiễm khuẩn cấp tính tại bàng quang.
  • Viêm bàng quang kẽ (IC) là một trường hợp viêm bàng quang mãn tính hoặc kéo dài ảnh hưởng đến nhiều lớp mô bàng quang.

Cả viêm bàng quang cấp tính và kẽ đều có một loạt các nguyên nhân như:

Viêm bàng quang do vi khuẩn

Viêm bàng quang do vi khuẩn xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo hoặc bàng quang và gây nhiễm trùng hoặc khi vi khuẩn trong cơ thể phát triển với tốc độ lớn hơn bình thường.

Các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng bàng quang thường gặp nhất là Escherichia coli (E. coli), bình thường chúng nằm trong ruột già. Khi có quá nhiều E. coli trong bàng quang, cơ thể không thể thải hết qua nước tiểu, nên vi khuẩn sẽ tích tụ và gây nhiễm trùng tiểu.

Vi khuẩn gây nhiễm trùng bàng quang thường gặp nhất là Escherichia coli. - Ảnh: Canva

Ngoài ra, còn có các vi khuẩn khác gây nhiễm trùng bàng quang, chẳng hạn như chlamydia, mycoplasma và được truyền qua đường tình dục khi quan hệ với người mắc phải hai loại vi khuẩn này.

Viêm bàng quang do thuốc

Nhiều loại thuốc được thải chủ yếu qua hệ tiết niệu. Một số loại thuốc có thể gây kích ứng khiến bàng quang bị viêm.

Ví dụ, các loại thuốc hóa trị cyclophosphamide và ifosfamide có thể gây viêm bàng quang.

Viêm bàng quang phóng xạ

Xạ trị được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư và thu nhỏ khối u, nhưng nó cũng có thể phá hủy các tế bào và mô khỏe mạnh. Điều trị bức xạ ở vùng chậu có thể khiến bàng quang bị viêm.

Viêm bàng quang do các yếu tố bên ngoài

Việc sử dụng liên tục một ống thông nước tiểu từ bàng quang có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn (Nhiễm khuẩn ngược dòng) và làm tổn thương các mô trong đường tiết niệu. Cả vi khuẩn và các mô bị tổn thương có thể gây viêm.

Viêm bàng quang do các tác nhân hóa học

Một số sản phẩm, dung dịch vệ sinh có thể gây kích ứng bàng quang. Các sản phẩm có thể gây viêm bàng quang bao gồm:

  • Thuốc diệt tinh trùng
  • Sử dụng màng ngăn với chất diệt tinh trùng
  • Thuốc xịt vệ sinh phụ nữ
  • Hóa chất xà phòng từ bồn tắm

Viêm bàng quang do các nguyên nhân khác

Đôi khi viêm bàng quang xảy ra là triệu chứng của một bệnh khác, ví dụ như:

  • Bệnh tiểu đường
  • Sỏi thận
  • HIV
  • Phì đại tuyến tiền liệt
  • Chấn thương cột sống
  • Các dị tật đường tiết niệu sinh dục

Triệu chứng viêm bàng quang

Hầu hết nam giới thường chủ quan và không để ý tới những dấu hiệu khi mắc bệnh viêm bàng quang cho đến khi bệnh trở nặng và có những dấu hiệu rõ rệt mới đến cầu cứu bác sĩ.

Các dấu hiệu dưới đây cảnh báo bạn có thể và đã mắc bệnh đường tiết niệu:

  • Đi tiểu thường xuyên (tiểu nhiều lần)
  • Cảm giác buồn tiểu mặc dù vừa mới tiểu xong (tiểu không hết bãi, còn nước tiểu tồn dư)
  • Nước tiểu đục hoặc có mùi khó chịu
  • Sốt nhẹ nếu có kèm với nhiễm trùng đường tiểu
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu (tiểu máu)
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Cảm giác chèn ép hoặc căng bàng quang (Căng tức, đau vùng bụng dưới)
  • Căng cơ ở bụng hoặc lưng ( Đau lan dọc từ vùng thắt lưng hoặc nóng rát niệu đạo khi đi tiểu

Nếu nhiễm trùng bàng quang tiến triển đến thận có thể gây ra các hậu quả cực kì nghiêm trọng. Ngoài các triệu chứng ở trên, các triệu chứng của nhiễm trùng thận bao gồm:

  • Buồn nôn hoặc nôn, ớn lạnh
  • Đau lưng hoặc đau bên hông
  • Có thể xuất hiện sốt cao hoặc máu trong nước tiểu

Biến chứng viêm bàng quang nguy hiểm

Nhiễm trùng thận, suy thận

Viêm bàng quang là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nhiễm trùng thận. Nguyên nhân là do vi khuẩn từ bàng quang đi ngược lên trên thận. Nếu bệnh để lâu sẽ gây tổn hại đến thận, thậm chí gây hư thận, suy thận và bắt buộc người bệnh phải điều trị thận hoặc chạy thận với chi phí khá lớn.

Tiểu ra máu, thiếu máu

Bệnh viêm bàng quang khi trở nặng, người bệnh sẽ bị đi tiểu ra máu do máu bị nhiễm vi khuẩn. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng tiểu ra máu kéo dài có nguy cơ dẫn tới thiếu máu.

Tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn

Đối với những người bị mắc viêm bàng quang thì đời sống tình dục của họ sẽ bị rối loạn. Biến chứng thận hư, thận yếu, suy thận sẽ làm giảm khả năng sinh lý gây ra nguy cơ hiếm muộn hoặc vô sinh cao.

Chính vì vậy, viêm bàng quang nếu không được khám và điều trị kịp thời bị tổn thương thận do nhiễm khuẩn bàng quang ít được phát hiện hoặc bị nhầm với bệnh khác.

Chẩn đoán viêm bàng quang

Bác sĩ có thể yêu cầu lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm xác định nguyên nhân gây viêm bàng quang và kiểm tra nhiễm trùng đường tiểu.

Nội soi bàng quang, hoặc các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như X-quang hoặc siêu âm để xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng.

Điều trị viêm bàng quang

Thuốc

Kháng sinh là một phương pháp điều trị phổ biến cho viêm bàng quang do vi khuẩn. Viêm bàng quang kẽ cũng có thể được điều trị bằng thuốc tuy nhiên, phụ thuộc vào tác nhân gây ra bệnh mà bác sĩ có chỉ định toa thuốc khác nhau.

Một số loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng cho người bệnh viêm bàng quang ở nam gồm:

  • Amoxicillin
  • Ciprofloxacin
  • Nitrofurantoin
  • Một số loại thuốc giúp giảm viêm khác

Phẫu thuật

Trường hợp không thể điều trị bằng thuốc, hoặc tình trạng viêm mạn tính kéo dài (nguyên nhân bệnh lý ngoại khoa như U phì đại TTL, các dị tật đường tiết niệu sinh dục) phẫu thuật có thể là phương án được lựa chọn.

Phòng ngừa viêm bàng quan

Phương pháp điều trị chăm sóc tại nhà có thể giúp giảm bớt sự khó chịu. Các phương pháp phổ biến là:

  • Áp dụng miếng chườm ấm cho bụng hoặc lưng.
  • Thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen và acetaminophen
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt như: mặc quần áo thoải mái, đồ lót thông thoáng, thấm hút mồ hôi, uống nhiều nước, tránh các thực phẩm hay đồ uống nghi ngờ gây kích ứng.
Nên uống nước nhiều để phòng ngừa viêm bàng quang. - Ảnh: Canva

Lời khuyên sau khi hồi phục viêm bàng quang và phòng ngừa viêm bàng quang tái phát:

  • Uống nhiều nước
  • Tránh uống cà phê, rượu, trà, nước cam chanh và tránh ăn các thức ăn cay nóng vì những thực phẩm này có thể kích thích bàng quang gây cảm giác khó chịu hơn.
  • Cải xoăn, rau diếp, dưa chuột, bí, khoai tây, bông cải xanh, cà rốt, cần tây và ớt chuông đều là những loại rau tốt cho sức khỏe bàng quang.
  • Đi tiểu thường xuyên khi vừa cảm thấy mắc tiểu
  • Mặc đồ lót cotton và quần áo rộng
  • Ngoài ra, tắm vòi sen thay vì vòi xịt cũng có thể giúp ích.
  • Đảm bảo rửa da nhẹ nhàng ở vùng sinh dục.
  • Đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục.
  • Cuối cùng, tránh bất kỳ sản phẩm, dung dịch vệ sinh gây kích ứng vùng kín.

Nếu các triệu chứng vẫn còn và không có dấu hiệu suy giảm hoặc không hề suy giảm sau thời gian điều trị tại nhà, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thực hiện chẩn đoán tình trạng bệnh. Đây cũng là cách giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ đối mặt với những biến chứng trong trường hợp viêm bàng quang ở nam giới phát triển nghiêm trọng hơn hoặc trở thành mạn tính.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết