- Xuất bản: 16/03/2024 - Cập nhật lần cuối: 04/04/2024
Sự nguy hiểm của lao cột sống bạn cần biết - Ảnh: BookingCare
Lao cột sống có nguy hiểm không là câu hỏi được đặt ra đối với nhiều người. Việc nhận biết được sự nguy hiểm của tình trạng này mới có thể đưa ra những biện pháp phòng tránh phù hợp với căn bệnh này.
Lao cột sống là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người. Bệnh gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Cùng BookingCare tìm hiểu về sự nguy hiểm của lao cột sống qua bài viết dưới đây để có những biện pháp phòng ngừa tình trạng này.
Bệnh lao cột sống có lây không?
Bệnh lao cột sống là một căn bệnh do trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Tất cả các thể của bệnh lao trong đó có lao cột sống đều có khả năng lây lan cao. Nhất là khi người bệnh chưa được tiêm vắc xin, chưa có miễn dịch với bệnh.
Lao cột sống là bệnh xuất phát do trực khuẩn lao xâm nhập qua phổi hoặc đường tiêu hóa, sau đó theo đường máu hoặc bạch huyết đến khu trú tại cột sống và gây bệnh. Các con đường có thể gây lây nhiễm bao gồm:
Vi khuẩn lao lây lan trong không khí nếu bệnh nhân bị lao xương khớp kèm lao phổi.
Vi khuẩn lây qua các vết cắt, xây xát trên da, niêm mạc…
Lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai.
Khi phát hiện người nhiễm bệnh lao cột sống, việc cách ly những trường hợp này là chưa cần thiết khi không phát hiện lao tại các khu vực khác, đặc biệt lao phổi.
Gia đình và những người tiếp xúc với bệnh nhân cần được theo dõi và thăm khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm và áp dụng phương pháp điều trị hợp lý, nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Đặc biệt, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị để tránh tình trạng kháng thuốc và tái phát.
Ngoài ra, bệnh lao cột sống cũng có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai nếu người mẹ mắc bệnh. Vì vậy, việc đi khám và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ là cực kỳ quan trọng để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh cho thai nhi.
Bệnh lao cột sống có nguy hiểm không? Các biến chứng của lao cột sống có thể gặp
Các biến chứng của bệnh lao cột sống rất nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời:
Chèn ép các thần kinh xung quanh: Xẹp đốt sống, thoát vị đĩa đệm, viêm màng nhện tủy có thể gây đau và làm suy giảm chức năng của các thần kinh. Chèn ép ở vùng cột sống thắt lưng có thể gây yếu liệt hai chân, rối loạn cảm giác ở vùng hậu môn và sinh dục, gây ra vấn đề về việc kiểm soát đại tiểu tiện.
Biến dạng cột sống: Bệnh có thể gây ra sự biến dạng cột sống như gù cột sống vùng lưng hoặc cổ.
Gặp vấn đề về giọng nói và ăn uống: Khàn tiếng và khó khăn trong việc nuốt là các biến chứng phổ biến của bệnh lao cột sống.
Tăng nguy cơ gãy xương: Bệnh có thể làm tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là ở vùng cột sống cổ, cũng như nén tủy sống.
Teo cơ chân: Một trong những biểu hiện phổ biến của bệnh là chân teo nhỏ lại đặc biệt là vùng trước trước ngoài cẳng chân hay bắp chân. Biểu hiện này thường sẽ xuất hiện khá nhanh do bệnh gây chèn chèn ép rễ thần kinh cẳng chân.
Áp xe lao: Ổ bụng dưới bên phải hay bên trái bị phồng lên do phản ứng viêm. Khi áp xe lớn sẽ chui qua dây chằng bẹn và đi xuống đùi. Áp xe lao thường xuất hiện ở mông, vùng tam giác Petit trên mào chậu sau, đùi, vùng ức - cổ, xương đòn. Khi áp xe quá lớn sẽ xảy ra hiện tượng rò mủ, chảy mủ qua da.
Mất khả năng vận động ở 2 chân: Đây là biến chứng nặng nề nhất của bệnh lao cột sống.
Các vấn đề khác: Bao gồm gây viêm khớp, tổn thương mạch máu và dây thần kinh, và các biến chứng khác do sự suy giảm chức năng của cột sống.
Phòng ngừa lao cột sống liệu có khó?
Lao cột sống là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, vì vậy việc phòng tránh tình trạng này là vô cùng quan trọng. Có một số cách phòng chống bệnh lao cột sống mà bạn có thể thực hiện:
Tiêm phòng và kiểm tra sức khỏe định kỳ: Tiêm vắc xin phòng bệnh lao và thực hiện các kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh.
Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc môi trường có nguy cơ lây nhiễm.
Tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh lao không được điều trị: Đặc biệt là khi họ ho hoặc hắt hơi mà không che miệng.
Sử dụng khẩu trang khi cần thiết: Đặc biệt là khi bạn tiếp xúc với người bệnh lao hoặc ở các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao.
Dinh dưỡng và lối sống: Cung cấp đủ dinh dưỡng, giữ cho cơ thể mạnh mẽ để đối phó với vi khuẩn lao.
Tuân thủ phác đồ điều trị nếu được xác định nhiễm bệnh: Nếu bạn hoặc ai đó trong gia đình được chẩn đoán mắc bệnh lao cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị được đề xuất bởi bác sĩ, tránh tình trạng lao kháng thuốc gây khó trăng trong việc điều trị và phục hồi.
Lao cột sống là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả. Khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ lao cột sống cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời bởi các bác sĩ có chuyên môn.