Chi phí mổ áp xe hậu môn hết bao nhiêu? Giá tham khảo ở một số bệnh viện

Sản phẩm của BookingCare
Tác giả: Nguyễn Nga
Nguyễn Nga
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung ở đa dạng lĩnh vực
Người kiểm duyệt: Thảo Hoàng
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 10/02/2022, Cập nhật lần cuối: 14/07/2022

Người bệnh dự định thăm khám, phẫu thuật áp xe hậu môn có thể tìm giải đáp chi phí mổ áp xe hậu môn bao nhiêu trong bài viết dưới đây.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Phẫu thuật áp xe hậu môn tháo mủ cho ổ áp xe
Biết được chi phí cần chuẩn bị sẽ thuận tiện hơn cho người bệnh thăm khám, phẫu thuật áp xe hậu môn - Ảnh: Canva

Chi phí mổ áp xe hậu môn hết bao nhiêu là điều rất nhiều người bệnh quan tâm để có sự chuẩn bị trước khi thăm khám và tiến hành phẫu thuật. Để bạn đọc tiện tham khảo, BookingCare đã tìm hiểu và tổng hợp trong nội dung dưới đây. Bài viết sẽ giúp người bệnh có được thông tin về giá khám ban đầu cũng như giá phẫu thuật áp xe hậu môn (tham khảo) tại các địa chỉ khám, điều trị áp xe hậu môn uy tín.

Nguyên nhân, triệu chứng của áp xe hậu môn

Áp xe hậu môn là bệnh lý Hậu môn trực tràng khá phổ biến, có thể gặp ở bất cứ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào, ngay cả với trẻ sơ sinh.

Áp xe hậu môn được hiểu là tình trạng mưng mủ ở gần khu vực hậu môn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến áp xe hậu môn, trong đó phổ biến nhất là do nhiễm trùng từ vết nứt hậu môn, từ những tổn thương khác tại hậu môn (trĩ) hay do các bệnh lây qua đường tình dục,...

Người mắc áp xe hậu môn, nhiễm trùng mưng mủ khu vực hậu môn sẽ xuất hiện những triệu chứng như: 

  • Đau nhói ở hậu môn, đặc biệt là khi ngồi xuống
  • Kích thích hậu môn, chảy mủ, chảy máu khi đi nặng
  • Nếu áp xe nằm sâu bên trong, người bệnh có thể bị sốt, ớn lạnh hoặc khó chịu

Áp xe hậu môn nếu không được thăm khám và điều trị sớm sẽ dẫn đến rò hậu môn. Vậy nên khi thấy có biểu hiện như trên hay một số triệu chứng bất thường khác, người bệnh cần đi khám tại các địa chỉ uy tín để được bác sĩ Tiêu hóa thăm khám và tư vấn kịp thời.

Áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn là tình trạng mưng mủ ở gần khu vực hậu môn - Ảnh:suckhoedoisong.vn

Chẩn đoán áp xe hậu môn như thế nào?

Thông thường, khi thăm khám các bác sĩ sẽ chẩn đoán áp xe hậu môn thông qua các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng. Với những ổ áp xe nằm sâu, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm hỗ trợ như siêu âm, chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) và chụp MRI (cộng hưởng từ).

Ngoài ra, với một số trường hợp, để xác định chính xác áp xe hậu môn, tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác, cần thực hiện thêm xét nghiệm sàng lọc, trong đó có các xét nhiệm như:

  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Ung thư trực tràng
  • Bệnh viêm ruột
  • Bệnh túi thừa

Do vậy, trước khi thăm khám áp xe hậu môn, người bệnh cũng nên tham khảo các chi phí này, để chuẩn bị và chọn địa chỉ thăm khám, phẫu thuật phù hợp với nhu cầu, điều kiện của bản thân.

Các phương pháp điều trị áp xe hậu môn

Qua thăm khám, tùy tình trạng người bệnh sẽ có cách điều trị áp xe hậu môn khác nhau:

  • Điều trị nội khoa bằng thuốc: điều trị nội khoa với những trường hợp bệnh nhẹ, ổ áp xe chưa to, chưa tạo mủ có thể sử dụng thuốc tiêu viêm, tiêu mủ và diệt khuẩn để hạn chế nhiễm trùng.
  • Can thiệp ngoại khoa: Với trường hợp áp xe hậu môn nặng, ổ áp xe vỡ, cách điều trị tốt nhất là phẫu thuật tháo mủ cho ổ áp xe. Thủ thuật có thể được thực hiện bằng gây tê tại chỗ và làm tại phòng khám chuyên khoa Hậu môn trực tràng. Riêng những ca bệnh nặng hơn, ổ áp xe lớn, viêm nhiễm sâu và rộng, cần gây mê, phẫu thuật tại phòng mổ. 

Chi phí mổ áp xe hậu môn hết bao nhiêu?

Các yếu tố quyết định chi phí phẫu thuật áp xe hậu môn

Với băn khoăn của nhiều người bệnh: chi phí mổ áp xe hậu môn hết bao nhiêu, sẽ rất khó để đưa ra con số cụ thể. Bởi chi phí này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: 

  • Tình trạng, thể trạng của người bệnh
    • Áp xe hậu môn tiến triển qua 3 giai đoạn khác nhau, từ nhẹ đến nặng, từ áp xe hậu môn đến rò hậu môn. Ở từng giai đoạn, tình trạng áp xe hậu môn cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh khác nhau. Điều trị áp xe hậu môn ở giai đoạn đầu sẽ đơn giản, nhanh chóng và dễ dàng hơn. Chi phí điều trị, phẫu thuật cũng ít hơn so với người bệnh đã ở giai đoạn nặng, gây nhiều biến chứng khác.
    • Tiếp nữa, tùy số lượng ổ apxe nhiều hay ít, vị trí ổ áp xe,... khó khăn, phức tạp hơn mà chi phí phẫu thuật cũng sẽ khác nhau.
    • Nếu người bệnh có sức khỏe tốt, sau phẫu thuật, khả năng phục hồi nhanh, rút ngắn thời gian nằm viện, tiết kiệm chi phí. Ngược lại, với người bệnh thể trạng yếu, bệnh ở giai đoạn nặng, biến chứng thì thời gian phục hồi sẽ lâu hơn, kéo theo chi phí điều trị áp xe hậu môn tăng lên.
  • Phương pháp phẫu thuật: Để biết phẫu thuật áp xe hậu môn bằng phương pháp, bác sĩ sẽ tư vấn, giải đáp, nói rõ chi phí khi thăm khám. 
  • Người bệnh khám, phẫu thuật theo thẻ bảo hiểm y tế sẽ giảm bớt một phần chi phí khi. Do vậy, khi tìm hiểu và chọn bệnh viện phẫu thuật áp xe hậu môn, đặc biệt là bệnh viện tư nên hỏi rõ trước có áp dụng bảo hiểm hay không, nếu có, mức hưởng là bao nhiêu?
  • Địa chỉ phẫu thuật áp xe hậu môn: Thông thường, chi phí mổ áp xe hậu môn sẽ có sự khác nhau giữa các cơ sở y tế. Đặc biệt ở các bệnh viện tư, chú trọng dịch vụ chăm sóc người bệnh (đặc biệt là chăm sóc sau phẫu thuật) thường có mức giá cao hơn bệnh viện công. 

Chi phí khám, mổ áp xe hậu môn tại một số bệnh viện

Trước khi nhận chỉ định phẫu thuật áp xe hậu môn hay không, người bệnh cần đăng ký thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa, Hậu môn Trực tràng. Do vậy, để người bệnh nắm được chi phí tổng quan khi thăm khám và điều trị mặt bệnh này, cần quan tâm đến 3 khoản phí sau:

  • Chi phí khám ban đầu: Người bệnh cần đăng ký khám với bác sĩ Tiêu hóa, Hậu môn trực tràng để chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng điều trị nội khoa hay phẫu thuật. Mức phí khám sẽ khác nhau ở các bệnh viện công, bệnh viện tư, khám thường hay khám theo yêu cầu với Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ,... Dưới đây, BookingCare tổng hợp giá khám tại một số địa chỉ khám áp xe hậu môn uy tín:
Người bệnh áp xe hậu môn cần đăng ký khám với bác sĩ Hậu môn trực tràng để chẩn đoán chính xác bệnh
Người bệnh áp xe hậu môn cần đăng ký khám với bác sĩ Hậu môn trực tràng để chẩn đoán chính xác bệnh - Ảnh: benhvienthucuc.vn
  • Chi phí làm các xét nghiệm, chụp chiếu được chỉ định: Như BookingCare chia sẻ trong phần trước, để chuẩn đoán chính xác áp xe hậu môn, người bệnh có thể phải thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu như chụp CT, chụp cộng hưởng từ,... Chi phí này dao động từ 2.000.000 - 3.000.000đ.
  • Chi phí phẫu thuật áp xe hậu môn: Để người bệnh có thể tham khảo, theo tìm hiểu của BookingCare, chi phí phẫu thuật áp xe hậu môn không quá cao, khoảng 3.000.000đ - 5.000.000đ. Tuy nhiên, sẽ thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố được liệt kê trên. 

Mổ áp xe hậu môn có được bảo hiểm không?

Người bệnh mổ áp xe hậu môn có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được chi trả 80% chi phí điều trị tại các bệnh viện công. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, nếu có vấn đề phát sinh cần phải sử dụng thêm vật tư y tế tiêu hao, thuốc,... người bệnh phải trả thêm khoản phí phát sinh này (không được tính bảo hiểm).

Ngoài ra, nếu chọn gói mổ dịch vụ, người bệnh sẽ không được chi trả bảo hiểm. 

Nếu phẫu thuật ở bệnh viện tư, mức hưởng BHYT nhìn chung sẽ rất thấp vì thường sử dụng thiết bị, vật tư y tế tiêu hao,... không được BHYT chi trả. Ngược lại, nếu người bệnh có bảo hiểm tư nhân sẽ tiết kiệm chi phí hơn nhiều. 

Lời khuyên chung cho người bệnh nên chọn bệnh viện công khai chi phí hoặc có giải thích rõ ràng về chi phí mổ áp xe trước khi thực hiện. 

Bên cạnh đó, áp xe hậu môn có thể tái phát nếu như phẫu thuật không triệt để hoặc chăm sóc hậu phẫu không đúng cách. Do vậy, BookingCare lưu ý người bệnh nên chọn địa chỉ thăm khám, phẫu thuật áp xe uy tín để đạt hiệu quả cao, tránh mất thêm chi phí cho những lần khám chữa sau.

Các bệnh viện công như Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E,... hay các bệnh viện tư như Bệnh viện Thu Cúc, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt,... đều là các địa chỉ phẫu thuật áp xe hậu môn uy tín. Đội ngũ bác sĩ phẫu thuật áp xe hậu môn là chuyên gia trong điều trị bệnh lý hậu môn trực tràng, thực hiện thành thạo các thủ thuật và phẫu thuật điều trị.

Trên đây là thông tin tổng hợp về chi phí thăm khám và phẫu thuật áp xe hậu môn. Chi phí trên mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi tùy theo bệnh viện và tình trạng người bệnh. Người bệnh khi thăm khám nên trao đổi rõ với nhân viên y tế để được tư vấn. 

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa áp xe hậu môn. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
1. https://benhvienthucuc.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-ap-xe-hau-mon/
2. https://benhvienvietduc.org/benh-ap-xe-hau-mon-va-ro-hau-mon.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/