Phẫu thuật áp xe hậu môn: Cần lưu ý gì trước và sau khi mổ? Cách chăm sóc vết mổ áp xe hậu môn

Tác giả: Nguyễn Nga
Nguyễn Nga
Content Writer Gần 3 năm kinh nghiệm sản xuất nội dung trong lĩnh vực Y tế
- Người kiểm duyệt: Thảo Hoàng
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 16/02/2022 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Cần lưu ý gì trước và sau khi phẫu thuật áp xe hậu môn, đặc biệt là chăm sóc sau mổ như thế nào? Bạn đọc có thể tham khảo trong nội dung dưới đây.

Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật áp xe hậu môn
Người bệnh nên lưu ý chế độ chăm sóc sau phẫu thuật áp xe hậu môn để nhanh chóng phục hồi - Ảnh: Freepik

Áp xe hậu môn hiếm khi tự khỏi mà không cần chỉ định điều trị từ bác sĩ. Trong hầu hết trường hợp bệnh, người bệnh cần thực hiện dẫn lưu ổ áp xe (rạch tháo mủ) bằng phẫu thuật. Tùy trường hợp áp xe nặng hay nhẹ, người bệnh sẽ được gây tê hoặc gây mê, thực hiện phẫu thuật trong phòng mổ. Quá trình phẫu thuật thường mất khoảng 30 phút.

Vậy trước và trong phẫu thuật áp xe hậu môn có những lưu ý gì? Đặc biệt chăm sóc sau phẫu thuật áp xe hậu môn ra sao để vết mổ chóng lánh, người bệnh nhanh hồi phục. Các thông tin này được BookingCare chia sẻ trong bài viết dưới đây. 

Những điều cần quan tâm trước phẫu thuật áp xe hậu môn

Để chuẩn bị tốt nhất trước khi phẫu thuật áp xe, dưới đây là những điều người bệnh cần quan tâm:

  • Lựa chọn địa chỉ phẫu thuật áp xe hậu môn uy tín: Áp xe hậu môn cần được phẫu thuật bởi đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm trong điều kiện trang thiết bị, phòng phẫu thuật đảm bảo. Do vậy, bệnh nhân nên chọn điều trị tại các cơ sở y tế uy tín, chất lượng. Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Đại học Y hay Bệnh viện 108,... đều là cơ sở mạnh về phẫu thuật áp xe hậu môn, điều trị bệnh lý Hậu môn Trực tràng. 
  • Chuẩn bị giấy tờ cần thiết
    • Người bệnh mổ áp xe hậu môn có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được chi trả 80% chi phí điều trị tại các bệnh viện công. Nếu có bảo hiểm tư nhân, việc điều trị ở các bệnh viện tư sẽ tiết kiệm hơn nhiều. Do vậy, trước khi thăm khám, phẫu thuật, người bệnh nên chuẩn bị thẻ bảo hiểm y tế, chứng minh thư nhân dân.
    • Ngoài ra, với người bệnh đang sử dụng thuốc nên mang theo các giấy tờ khám bệnh trước và đơn thuốc đang sử dụng. 
  • Chuẩn bị chi phí phẫu thuật áp xe hậu môn: Người bệnh cần tìm hiểu trước thông tin để chuẩn bị tốt nhất về kinh phí sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế. Để tham khảo, chi phí phẫu thuật áp xe hậu môn khoảng 3.000.000đ - 5.000.000đ (chưa tính phí khám ban đầu, làm các xét nghiệm, chụp chiếu). Chí phí mổ áp xe ở bệnh viện tư hay phẫu thuật theo dịch vụ sẽ có giá tiền đắt hơn. 
  • Tình trạng sức khỏe: Người bệnh có bất kỳ bệnh lý nào khác, phải báo ngay với bác sĩ khám và điều trị áp xe hậu môn. Nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc đặc biệt nào (thuốc huyết áp, tim mạch, đái tháo đường,...) cần báo với bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể. 
Người bệnh nên lựa chọn bệnh viện uy tín để được thăm khám, phẫu thuật hiệu quả
Người bệnh nên lựa chọn bệnh viện uy tín để được thăm khám, phẫu thuật hiệu quả - Ảnh: Freepik

Lưu ý quan trọng sau phẫu thuật áp xe hậu môn

Sau phẫu thuật áp xe hậu môn, để vết phẫu thuật áp xe hoàn toàn lành lại sẽ mất khoảng 3 - 5 tuần, phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Hầu hết mọi người có thể trở lại làm việc sau 1 - 2 ngày nghỉ ngơi.

Tuy nhiên để việc hồi phục nhanh chóng, việc chăm sóc sau phẫu thuật đóng vai trò quan trọng. Cụ thể, để chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật áp xe hậu môn nên quan tâm đến các yếu tố sau: 

  • Cách chăm sóc vết mổ áp xe hậu môn
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt sau phẫu thuật, phòng ngừa áp xe hậu môn tái phát
  • Các dấu hiệu bất thường sau phẫu thuật áp xe hậu môn: Nên nắm được các biến chứng để theo dõi và kịp thời thăm khám với bác sĩ
  • Tái khám đúng thời gian

Cách chăm sóc vết mổ áp xe hậu môn

Áp xe dẫn lưu thường được để hở, không cần khâu, vết mổ lại ở vị trí nhạy cảm nên càng cần chú ý việc chăm sóc sau mổ. Chăm sóc hậu phẫu không đúng cách dễ gặp phải tình trạng viêm nhiễm, mưng mủ.

  • Người bệnh có thể ngâm vùng hậu môn trong bồn tắm/chậu nước ấm. Ngâm nước ấm làm giảm sưng. 
  • Khi đi vệ sinh, tránh sử dụng giấy vệ sinh, chà sát vào vết mổ, thay vào đó nên rửa bằng nước ấm.
  • Vệ sinh sạch sẽ và luôn để cho vùng hậu môn được khô thoáng. 
  • Nếu bạn được hướng dẫn đặt một miếng gạc ẩm vào vết thương, có thể  làm như vậy vài lần một ngày. 

Chế độ ăn uống, sinh hoạt sau phẫu thuật

  • Thực hiện chế độ ăn uống với nhiều trái cây và rau quả, giúp tránh táo bón sẽ gây đau cho bệnh nhân khi đại tiện.
  • Uống 6 - 8 cốc nước mỗi ngày
  • Áp xe hậu môn kiêng ăn gì: Thực tế có những loại thực phẩm sẽ làm khiến vết mổ lâu lành, tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Một số thực phẩm nên kiêng: thực phẩm gây nóng, các món nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga, có chứa chất kích thích,...
  • Người bệnh phẫu thuật áp xe hậu môn nên tránh làm việc gắng sức, mang vác nặng, ngồi lâu trong thời gian 15 - 20 phút,... trong 1 - 2 tuần sau phẫu thuật. 

Các dấu hiệu bất thường sau phẫu thuật áp xe hậu môn

Đau sau phẫu thuật áp xe hậu môn là biểu hiển bình thường sau mổ và giảm dần những ngày sau đó. Người bệnh có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tuy nhiên, nếu bạn bị đau nhiều, quá sức chịu đựng hay chảy máu quá nhiều, sốt, ớn lạnh hoặc nôn mửa, có thể gọi bác sĩ tư vấn hoặc đến thăm khám tại bệnh viện. 

Tái khám đúng thời gian

Áp xe hậu môn có có thể tái phát hoặc phát triển lỗ rò, điều quan trọng, người bệnh phải tuân theo lời khuyên của bác sĩ và tái khám áp xe hậu môn định kỳ (theo lịch hẹn của bác sĩ, thường sau 1 tháng) để kiểm tra tình trạng bệnh.

Hơn nữa, theo một bài đăng trên Healthline, khoảng 50% những người bị áp xe hậu môn sẽ phát triển lỗ rò hậu môn. Nếu có lỗ rò người bệnh có thể được chỉ định thực hiện thêm phẫu thuật.

Cách phòng ngừa áp xe hậu môn

Mặc dù không có nhiều thông tin về các cách ngăn ngừa áp xe hậu môn nhưng dưới đây là một số hướng dẫn bạn có thể thực hiện: 

  • Sử dụng các biện pháp bảo vệ bản thân khi quan hệ tình dục, đặc biệt là khi quan hệ qua đường hậu môn. Bởi quan hệ tình dục qua đường hậu môn là con đường lây lan nhiều bệnh về đường tình dục và cũng là nguyên nhân gây áp xe hậu môn.
  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ
  • Điều trị các bệnh như bệnh Crohn (bệnh viện đường ruột) có thể gây áp xe hậu môn

Trên đây là một số lưu ý trước và sau phẫu thuật mổ áp xe hậu môn. Hy vọng đã giúp người bệnh có được chuẩn bị cần thiết cũng như giảm bớt các băn khoăn, lo lắng để chăm sóc sau mổ tốt, nhanh chóng hồi phục.  

 
 
Tài liệu tham khảo
1. https://benhvienvietduc.org/benh-ap-xe-hau-mon-va-ro-hau-mon.html
2. https://www.healthline.com/health/anorectal-abscess
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/