Chỉ số đường huyết trong thời kỳ mang thai bao nhiêu là an toàn? Làm thế nào để duy trì chỉ số ở mức an toàn?

Tác giả: - Xuất bản: 21/08/2023 - Cập nhật lần cuối: 03/10/2023
Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ - Ảnh: BookingCare
Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ - Ảnh: BookingCare
Tìm hiểu về chỉ số đường huyết trong thời kỳ mang thai và cách duy trì chỉ số đường huyết thai kỳ ở mức an toàn trong bài viết này giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Mục tiêu trong điều trị tiểu đường thai kỳ là cần phải duy trì mức đường huyết trong khoảng an toàn. Vậy chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là an toàn và làm thế nào để duy trì mức đường huyết đó.

Tham gia cộng động "Sống khỏe cùng bệnh tiểu đường" để nâng cao kiến thức về bệnh từ các bác sĩ chuyên khoa, giúp điều trị, kiểm soát bệnh tiểu đường ngay tại nhà.

Chỉ số đường huyết trong thời kỳ mang thai bao nhiêu là an toàn?

Bệnh đái tháo đường thai kỳ là tình trạng tăng đường máu thường xuất hiện ở tuần thứ 24- 28 của thai kỳ do đề kháng và rối loạn chức năng của hoocmon insulin. Điều này có thể gây ra tiểu đường thực sự của mẹ sau sinh, nhiễm khuẩn tiết niệu, đa ối, sinh non, tiền sản giật, dị tật bẩm sinh, thừa cân ở trẻ sơ sinh,... Do đó, việc theo dõi và  kiểm soát đường huyết trong quá trình mang thai là vô cùng quan trọng.

Theo hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) Chỉ số đường máu được coi là bình thường khi nằm trong các giới hạn sau:

  • Đói (trước khi ăn): Dưới 95 mg/dL (5.3 mmol/L)
  • 1 giờ sau bữa ăn: Dưới 140 mg/dL (7.8 mmol/L)
  • 2 giờ sau bữa ăn: Dưới 120 mg/dL (6.7 mmol/L)

Phương pháp để duy trì chỉ số đường huyết thai kỳ ở mức an toàn

Để đảm bảo các chỉ số đường huyết thai kỳ luôn duy trì ở mức an toàn, mẹ bầu cần tuân theo các biện pháp sau đây:

  • Lựa chọn thực phẩm lành mạnh: Ưu tiên ăn các thực phẩm  vitamin và  chất xơ như các loại rau xanh và quả có lượng đường thấp như bưởi, lê, táo, dứa, bơ, đào, dâu tây,.... Các loại, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, thịt gia cầm và cá. Tránh thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện như bánh, kẹo, nước ngọt,.. Ăn lượng vừa phải các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột tinh chế như cơm trắng, mì ống, bún, phở,,... 
  • Tập thể dục đều đặn: Vận động thường xuyên có thể giúp cải thiện sự tiêu thụ glucose của cơ thể. Hãy thử các hoạt động như đi bộ, bơi lội, yoga hoặc tập thể dục nhẹ để tập luyện, tuy nhiên, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về hình thức và cường độ tập luyện sao cho hợp lý, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi
  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên: việc kiểm tra và ghi lại các chỉ số đường huyết là cách duy nhất để biết được mức đường huyết trong thai kỳ có ổn định và an toàn không, từ đó, có những thay đổi phù hợp trong quá trình điều trị. Mẹ bầunên đi khám và sàng lọc tiểu đường thai kỳ từ tuần thứ 24- 28
  • Thực hiện thăm khám định kỳ: mẹ bầu cần tuân thủ đúng lịch thăm khám định kỳ để đảm bảo tình trạng tiểu đường thai kỳ đang trong kiểm soát cũng như đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi
  • Đối với mẹ bầu được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ, cần thực hiện thay đổi lối sống và có thể không cần sử dụng thuốc, tuy nhiên nên kiểm tra lại đường huyết 4-6 tuần sau sinh để phát hiện có mắc đái tháo đường thực sự không.

Trên đây là những thông tin từ BookingCare về chỉ số đường huyết trong thai kỳ an toàn mà mẹ bầu nên nắm. Để duy trì chỉ số đường huyết ở ngưỡng an toàn trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần đảm bảo kết hợp chặt chẽ giữa việc thay đổi lối sống và tuân theo chỉ định và điều trị từ bác sĩ.