Chụp PET CT là gì? Nên chụp ở đâu?

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 25/11/2016 - Cập nhật lần cuối: 19/07/2022

Chụp PET/CT một trong những là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cao cấp nhất hiện nay đang được ứng dụng tại các bệnh viện lớn của nước ta.

Máy chụp PET/CT
Máy chụp PET/CT - Nguồn ảnh: Internet

Bài viết này cung cấp thông tin tổng quan về PET/CT để người bệnh có thể lựa chọn đơn vị thực hiện chụp và một số lưu ý trước khi chụp.

Chụp PET/CT là một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cao cấp nhất hiện nay đang được ứng dụng tại các bệnh viện lớn của nước ta. Đặc biệt là chẩn đoán các bệnh liên quan đến ung thư, tim mạch và thần kinh.

BookingCare là Nền tảng Đặt lịch khám bệnh, không trực thuộc bất kỳ bệnh viện, phòng khám nào. BookingCare kết nối với nhiều bệnh viện và phòng khám, trong đó có các bệnh viện công uy tín.

Phần I. Chụp PET/CT là gì?

PET/CT là sự kết hợp của 2 phương pháp PET và CT để mang lại một hình ảnh lý tưởng cho phép các bác sĩ chẩn đoán sớm, toàn diện các tổn thương bệnh lý từ đó quyết định các phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân.

  • PET (Positron Emission Tomography – ghi hình cắt lớp positron) cung cấp thông tin về chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
  • CT (Computed Tomography - chụp cắt lớp vi tính) cung cấp các hình ảnh về giải phẫu và cấu trúc cơ thể.

Khi nào nên chụp PET/CT

  • Khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Khi bệnh nhân mong muốn chụp để phát hiện ung thư sớm hoặc đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị. Trong trường hợp này, cần gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ càng trước khi quyết định tiến hành chụp. (Xem thêm: Chụp PET/CT có hại không?)

Chụp PET/CT để làm gì?

Một số ứng dụng quan trọng của chụp PET/CT:

Để phát hiện ung thư sớm

  • Chụp PET/CT có khả năng phát hiện tổn thương ngay cả khi chưa có thay đổi về cấu trúc giải phẫu.
  • Tìm vị trí tổn thương ung thư nguyên phát ở các bệnh nhân đã có di căn.
  • Giúp chẩn đoán phân biệt giữa u lành và u ác (ung thư).
  • Chụp PET/CT có giá trị cao trong chẩn đoán giai đoạn ung thư, quyết định thái độ xử trí.
  • Đánh giá chính xác hiệu quả của quá trình điều trị.
  • Phát hiện triệt để các tổn thương ung thư còn lại hay tái phát sau điều trị.
  • Định hướng cho xạ trị, đảm bảo hiệu quả cao nhất đồng thời hạn chế tối đa các tổn thương cho mô lành lân cận.

Ứng dụng PET/CT cho bệnh tim mạch

  • Giá trị cao trong đánh giá tình trạng tưới máu cơ tim và khả năng phục hồi sau can thiệp.

Ứng dụng PET/CT cho bệnh Thần kinh

  • Phát hiện các ổ động kinh, chẩn đoán sớm các bệnh lý thoái hóa Alzeimer hay Parkinson.

Chụp PET/CT bao nhiêu tiền?

Tại Hà Nội, giá chụp PET/CT dao động từ 22 triệu đến 25 triệu, tùy từng đơn vị cung cấp dịch vụ. Ngoài ra Chụp PET/CT cũng được chi trả bảo hiểm. Đọc bài: Chụp PET/CT giá bao nhiêu? để tham khảo thêm.

Phần II. Chụp PET/CT ở đâu tốt?

Thế nào là một địa chỉ chụp PET/CT tốt?

  • Có đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh giỏi, giàu kinh nghiệm nhất là về kỹ thuật chụp PET/CT.
  • Có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi và phương án điều trị tốt về các bệnh ung thư, thần kinh, tim mạch để ứng dụng kết quả chụp và điều trị bệnh hiệu quả.
  • Sử dụng hệ thống máy chụp PET/CT hiện đại của các Hãng thiết bị y tế hàng đầu thế giới như: GE (Mỹ); Siemens (Đức); Phillip (Hà Lan).

5 địa chỉ chụp PET/CT uy tín ở Hà Nội

Chụp PET/CT là kỹ thuật cao mà hiện nay không nhiều đơn vị có. Cả nước cũng chỉ vài bệnh viện lớn được trang bị hệ thống này.

Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Là một trong những bệnh viện áp dụng kỹ thuật chụp PET/CT đầu tiên tại Việt Nam. 

Bệnh viện Việt Đức

  • Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Một trong những địa chỉ được nhiều người bệnh lựa chọn khi có chỉ định chụp PET/CT. 

Đặt lịch tại: Đặt lịch khám và chụp PET/CT tại Bệnh viện Việt Đức 

Bệnh viện Vinmec 

  • Địa chỉ: Số 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội 

Vinmec là bệnh viện tư nhân cao cấp, chi phí thường cao hơn so với bệnh viện công, nhưng có dịch vụ tốt, máy móc hiện đại.

Đặt lịch tại: Đặt lịch khám và chụp PET/CT tại Bệnh viện Vinmec 

Bệnh viện Quân đội 108

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Bệnh viện Ung bướu Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 42A Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bệnh viện Ung bướu Hà Nội là bệnh viện chuyên về chẩn đoán và điều trị ung thư. Bệnh viện có nhiều gói tầm soát ung thư chuyên sâu. 

Đặt lịch tại: Đặt lịch khám và chụp PET/CT tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội

Vì vậy, để lựa chọn chụp PET/CT ở đâu bệnh nhân chỉ cần tìm hiểu về giá chụp và thời gian chờ đợi để được chụp trong bao lâu.

Trên thực tế, dù là kỹ thuật chụp có chi phí rất cao (từ 22 - 25 triệu đồng/01 lần chụp) nhưng vì ứng dụng quan trọng và nhu cầu chụp rất cao mà nhiều bệnh nhân phải đăng ký trước, chờ đợi, xếp hàng nhiều ngày mới đến lượt. 

Kỹ thuật viên thực hiện chụp PET/CT trên bệnh nhân (ảnh bệnh viện 108)

Phần III. Quy trình chụp PET/CT

Chuẩn bị trước khi chụp

  • Gặp bác sĩ để được khám và tư vấn kỹ càng
  • Hạn chế vận động ít nhất trong vòng 24 giờ trước khi chụp. Hạn chế hút thuốc.
  • Nhịn ăn ít nhất 6 giờ trước giờ chụp, không dùng đồ uống có năng lượng, đường và cafein.
  • Uống nhiều nước lọc.
  • Bệnh nhân tiểu đường cần khống chế đường máu ở mức bình thường.
  • Mang theo tất cả hồ sơ bệnh lý của bệnh nhân, nhất là các phim chụp X quang, siêu âm, CT, MRI và các xét nghiệm máu (nếu có).

Trong khi chụp

  • Bệnh nhân thay quần áo, nhân viên y tế kiểm tra các chỉ số cơ thể và đường máu cho bệnh nhân.
  • Bệnh nhân được truyền dịch và tiêm FDG, nằm nghỉ 45 - 60 phút chờ thuốc ngấm.
  • Bệnh nhân được chụp PET/CT toàn thân. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân chụp bổ sung.
  • Tổng thời gian bệnh nhân ở phòng chụp khoảng 3 - 4 giờ, thời gian chụp khoảng 20 - 30 phút.

Sau khi chụp

  • Bệnh nhân nằm nghỉ tại phòng lưu khoảng 2 giờ để FDG được thải ra hoàn toàn theo đường chất thải thông thường của bệnh nhân.
  • Trong thời gian nằm nghỉ, bệnh nhân nên uống nhiều nước và được phục vụ đồ ăn nhẹ.
  • Sau khi chụp PET/CT, bệnh nhân không cần theo chế độ kiêng khem nào và có thể sinh hoạt bình thường nhưng nên hạn chế tiếp xúc với phụ nữ có thai hoặc cho con bú trong vòng 3 giờ sau khi chụp.
  • Kết quả chụp PET/CT sẽ được trả sau 1 - 2 ngày.

Phần IV. Ưu điểm, nhược điểm khi chụp PET/CT

Ưu điểm

  • Chẩn đoán nhanh, chính xác, với độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong việc xác định vị trí của ung thư nguyên phát mà các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính (CT),chụp cộng hưởng từ (MRI),siêu âm... không đánh giá được.
  • Được quét toàn thân, có thể phát hiện được các bất thường về chuyển hóa, ghi được những hình ảnh bệnh lý sớm, còn nhỏ thậm chí  khi chưa có thay đổi về cấu trúc giúp cho việc chẩn đoán bệnh ung thư sớm và chính xác.
  • Đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị ung thư cho phép bác sĩ thay đổi quyết định điều trị nếu cần.
  • Chụp PET/CT còn có giá trị cao trong bệnh lý Tim mạch và Thần kinh.

Nhược điểm

  • Chi phí chụp quá cao so với phần nhiều bệnh nhân, nhất là bệnh nhân không có Bảo hiểm Y tế.
  • Thời gian chuẩn bị và tiến hành chụp lâu (tổng thời gian ở phòng chụp từ 3 - 4 giờ)
  • Chụp PET/CT không phải là phép màu cho mọi đối tượng bệnh nhân ung thư (cần được bác sĩ tư vấn kỹ trước khi chụp).
  • Trước khi chụp cần tiêm một liều lượng nhỏ phóng xạ vào cơ thể, nguy cơ bức xạ là rất thấp song có rủi ro cần được tư vấn của bác sĩ trước khi tiến hành chụp.
  • Có thể dị ứng nhẹ với dược chất phóng xạ nhưng hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, cần thông báo với bác sĩ hoặc nhân viên y tế nếu cơ địa dị ứng.
  • Kết quả chụp PET/CT vẫn có hiện tượng dương tính giả hoặc âm tính giả trong một số trường hợp (so với kết quả giải phẫu bệnh).
  • Rất thận trọng với phụ nữ có thai và cho con bú (cần thông báo với bác sĩ hoặc nhân viên y tế).

Tham khảo

Video - Chụp PET/CT là gì? Ứng dụng trong chẩn đoán ung thư sớm

  • Thực hiện: Đài PT TH Cần Thơ
  • Thời lượng: 05:15

Xem thêm:

 
 
Tài liệu tham khảo
1. http://benhvien108.vn/tinbai/339/ky-thuat-chup-pet-ct-trong-ung-thu
2. http://bachmai.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=563
3. www.ungbuoubachmai.com.vn
4. www.suckhoedoisong.vn
5. www.vietsingclinic.com
6. http://www.radiologyinfo.org/en/info.cfm?pg=pet
7. http://benhvienungbuouhanoi.vn/tin-tuc-su-kien/tin-hoat-dong/sinh-hoat-khoa-hoc-ung-dung-pet-ct-trong-chan-doan-va-dieu-tri-benh-ly-ung-thu-.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/