Chụp PET/CT chẩn đoán bệnh Parkinson

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 02/03/2017 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Chụp PET/CT đánh giá được tình trạng rối loạn vận động và đánh giá sự tiến triển của bệnh Parkinson.

Chụp PET/CT chẩn đoán bệnh Parkinson

Giới thiệu về Kỹ thuật chụp PET/CT

  • PET (Positron Emission Tomography – ghi hình cắt lớp positron) cung cấp thông tin về chức năng của các cơ quan trong cơ thể
  • CT (Computed Tomography - chụp cắt lớp vi tính) cung cấp các hình ảnh về giải phẫu và cấu trúc cơ thể.

PET/CT là sự kết hợp của 2 phương pháp PET và CT để mang lại một hình ảnh lý tưởng cho phép các bác sĩ chẩn đoán sớm, toàn diện các tổn thương bệnh lý từ đó quyết định các phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân.

Kết hợp PET và CT

Nguyên lý cụp PET/CT chẩn đoán Parkinson

Não sử dụng glucose để sản xuất năng lượng, glucose đi vào các nơron thần  kinh và các tế bào hình sao và chuyển hoá qua quá trình phosphoryl hoá thông qua hexokinase. Quá trình giải phóng năng lượng xảy ra tại các synnap thần  kinh thông qua con đường tricacbonxylic axit yêu cầu oxy và sinh năng lượng ATP cao (aerobic glycolysis). Con đường này là rất hiệu quả nhưng có thể không đáp ứng kịp thời nhu cầu năng lượng trong não hoạt động. Ngược lại tế bào hình sao chủ yếu sử dụng glucose qua con đường kỵ khí, cung cấp năng lượng thấp hơn nhưng tốc độ nhanh hơn đáp ứng nhu cầu năng lượng của các tế bào đệm. Sự chuyển hoá glucose của các tế bào thần kinh phản ánh chặt chẽ  chức năng của các tế bào thần kinh khi nghỉ cũng như khi hoạt động. Gắn glucose với 18F (flouorine) cho phép định lượng hoặc bán định lượng quá trình trao đổi chất tại các khớp nối tế bào thần kinh. Chất xám thần kinh sử dụng 40- 60 mmol glucose/ 100gram mô não, chất trắng sử dụng glucose bằng 25- 30% so với chất xám.Các giá trị cao nhất được tìm thấy trong hạch nền, dưới đồi, vỏ não thuỳ chẩm, trong khi đó sừ chuyển hoá thất nhất được ghi nhận tại tiểu não, vỏ não thuỳ thái dương.

Bệnh Parkinson là một bệnh lý lâm sàng đặc trưng bởi các triệu chứng: co cứng, tăng trương lực cơ, run.

Cơ chế bệnh sinh là do giảm trầm trọng chất dẫn truyền thần kinh dopamin.

Ứng dụng chụp PET/CT chẩn đoán Parkinson

Đánh giá các tình trạng rối loạn vận động: bệnh Parkinson, liệt trên nhân tiến triển, teo đa hệ thống.

Đánh giá sự tiến triển của bệnh Parkinson theo thời gian.

Các trường hợp chống chỉ định

  • Phụ nữ có thai
  • Phụ nữ đang cho con bú nếu cần thiết phải chụp PET/CT thì phải ngưng cho con bú trong vòng 24 giờ sau khi chụp.
  • Người bệnh có tiền sử dị ứng thuốc cản quang, suy thận. Trong những trường hợp này chụp PET/CT không dùng thuốc cản quang.

Chuẩn bị người bệnh

  • Giải thích, tư vấn trước cho người bệnh và thân nhân về phương pháp và các bước tiến hành chụp PET và PET/CT.
  • Người bệnh nhịn ăn ít nhất 4 giờ trước khi được tiêm thuốc chụp PET và PET/CT.
  • Người bệnh được thăm khám, khai thác tiền sử bệnh, tình trạng thai nghén hay đang cho con bú, lập hồ sơ cho mỗi người bệnh.
  • Kiểm tra đường huyết trước khi tiêm 18FDG (đường huyết phải thấp hơn 150 mg/dl hoặc 8,0 mmol/l).
  • Kiểm tra chức năng thận, nếu có chỉ định sử dụng thuốc cản quang.
  • Lập đường truyền tĩnh mạch.

Các bước tiến hành

  • Sau khi tiêm 18FDG, người bệnh uống nhiều nước (ít nhất 1/2 lít nước) trước khi chụp hình.
  • Người bệnh nằm nghỉ tại phòng theo dõi trước khi chụp hình 45 - 60 phút, hạn chế tối đa việc đi lại, nói chuyện, vận động trước khi chụp.
  • Người bệnh đi tiểu hết trước khi chụp hình.

Tư thế người bệnh và chụp hình

  • Người bệnh được đặt vào khuôn máy (khung tròn),nằm ngửa thẳng, hai tay để xuôi dọc theo cơ thể.
  • Chụp CT não.
  • Chụp PET não.
  • Người bệnh sau khi chụp được theo dõi trong phòng chờ riêng. Bác sĩ kiểm tra lại hình ảnh thu được, bảo đảm hình ảnh thu được đã đạt yêu cầu mới cho người bệnh về nhà.
  • Hướng dẫn người bệnh đi tiểu sạch vào bể thải trước khi ra về và tiếp tục uống nhiều nước và đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Người bệnh hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh trong vòng 3 giờ, tránh tiếp xúc trong vòng 24 giờ với phụ nữ đang mang thai và tr  em.

Theo dõi và xử trí tai biến

  • Theo dõi người bệnh trong suốt quá trình ghi hình
  • Người bệnh dị ứng với thuốc phóng xạ: rất hiếm gặp.
  • Xử trí: dùng thuốc chống dị ứng, tuỳ mức độ.
 
 
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn qui trình kỹ thuật khám, chữa bệnh chuyên ngành Y học hạt nhân (Bộ Y tế - Ban hành kèm theo Quyết định số: 705/QĐ-BYT ngày 28 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/