Tưởng chừng như không nguy hiểm nhưng bàn chân bẹt có thể gây ra một số biến chứng không mong muốn liên quan đến Cơ xương khớp. Việc điều trị bệnh cần được tiến hành kịp thời để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
Bằng cách sử dụng giày dép chuyên dụng hoặc lót giày được thiết kế đặc biệt nhằm nâng phần giữa gang bàn chân lên, tạo thành vòm chân, phân bố đều áp lực bàn chân, giảm ma sát. Sử dụng đế chỉnh hình còn có tác dụng hạn chế các chấn thương trong quá trình vận động mạnh hoặc chơi thể thao.
Việc sử dụng đế chỉnh hình có thể làm giảm các triệu chứng do hội chứng bàn chân bẹt gây ra. Đây là biện pháp điều trị hỗ trợ, có ưu điểm là rất an toàn cho người sử dụng, không gây các biến chứng lâu dài cho người bệnh.
Các bài tập vật lý trị liệu có tác dụng cải thiện triệu chứng và chức năng ở những người mắc chứng bàn chân bẹt. Các bài tập này cũng khá dễ dàng để thực hiện, tuy nhiên, vẫn cần đến sự hướng dẫn và giám sát của những người có chuyên môn.
Cụ thể, các bài tập vật lý trị liệu hỗ trợ người bệnh bàn chân bẹt như:
Các bài tập giúp kéo căng cơ bắp ở chân và ngón chân, nhờ đó, giúp cải thiện các triệu chứng và giảm nguy cơ căng cứng gân khi người bệnh đi lại.
Ngoài ra, việc tập các tư thế yoga cũng góp phần kéo giãn cơ, tăng cường lực và cơ bắp ở cổ chân và gót chân.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên có người hướng dẫn và theo dõi khi thực hiện các động tác giãn cơ.
Việc thay đổi lối sống cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị chứng bàn chân bẹt. Thực hiện các biện pháp sau để cải thiện các triệu chứng:
Thông thường, trẻ dưới 8 tuổi và ít dị tật nghiêm trọng thường không cần chỉ định phẫu thuật. Một số trường hợp thường được cân nhắc điều trị bàn chân bẹt bằng can thiệp phẫu thuật như:
Không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa: Nếu bàn chân bẹt không được cải thiện sau khi áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa như đặt đệm chân, tập thể dục và vật lý trị liệu, phẫu thuật có thể là một phương pháp điều trị cuối cùng
Triệu chứng nghiêm trọng: Nếu bàn chân bẹt gây ra đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của bạn, phẫu thuật có thể được xem xét để giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tổn thương bất thường về gân gót: Nếu bàn chân bẹt gây ra tổn thương bất thường về gân gót, phẫu thuật có thể được xem xét để điều chỉnh và phục hồi cấu trúc bàn chân.
Phẫu thuật bàn chân bẹt có thể giúp cải thiện dáng đi, giảm đau và phục hồi hoạt động của bàn chân. Tuy nhiên, việc phẫu thuật cũng phát sinh nhiều vấn đề không mong muốn như thời gian phục hồi lâu (6-8 tuần), có thể nhiễm trùng ổ khớp, nhiễm trùng vết mổ, sai lệch, cử động mắt cá chân kém sau phẫu thuật. Do đó, quyết định phẫu thuật cần được đưa ra dựa trên đánh giá của bác sĩ chuyên khoa Cơ Xương Khớp và tình trạng cụ thể của bàn chân bẹt.