Cùng tìm hiểu các nguyên nhân chính gây bệnh viêm thanh quản
Cùng tìm hiểu các nguyên nhân chính gây bệnh viêm thanh quản
Cùng tìm hiểu các nguyên nhân chính gây bệnh viêm thanh quản
Cùng tìm hiểu các nguyên nhân chính gây bệnh viêm thanh quản - Ảnh BookingCare

Cùng tìm hiểu các nguyên nhân chính gây bệnh viêm thanh quản

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 19/11/2023 | Cập nhật lần cuối: 17/04/2024
Có rất nhiều yếu tố gây viêm thanh quản nhưng nguyên nhân sâu xa là do hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng của tế bào dây thanh âm suy yếu nên dễ bị các yếu tố bất lợi tấn công. Tình trạng suy yếu này dễ gây ra những đợt viêm cấp tính rồi tái phát nhiều lần, từ đó chuyển thành mạn tính. 

Một số tác nhân từ môi trường bên ngoài và bên trong có thể gây nên tình trạng  dây thanh âm bị sưng nề trong bệnh viêm thanh quản là: virut, vi khuẩn, bản thân người bệnh phải sử dụng giọng nói liên tục, nói to, nói lâu, nói quá nhiều, hét thường xuyên… 

Nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp tính

Đa số các trường hợp viêm thanh quản cấp tính diễn ra nhanh, tiến triển trong thời gian ngắn dưới 3 tuần và được cải thiện trong khoảng 1 tuần khi giải quyết được các nguyên nhân đằng sau đó. Một số nguyên nhân gây ra viêm thanh quản cấp như sau:

  • Nhiễm virus giống như trong trường hợp cảm lạnh. Viêm nhiễm có thể lan nhanh từ mũi họng xuống thanh quản. Nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp chủ yếu là do virut: influenza, virut APC, Myxovirut, virut cúm,...
  • Trong một số rất hiếm trường hợp, viêm thanh quản cấp có thể có nguyên nhân là nhiễm khuẩn bạch hầu.
  • Nói to, nói lâu, nói quá nhiều, hét thường xuyên. Khi bạn làm công việc phải sử dụng giọng nói liên tục có thể làm tổn thương dây thanh âm. Một khi dây thanh âm thương tổn thì sức bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh suy giảm. Đây là điều kiện thuận lợi cho các yếu tố gây bệnh tấn công dẫn đến tình trạng niêm mạc của thanh quản bị viêm, phù nề.

Bệnh viêm thanh quản cấp có thể xuất hiện đột ngột sau một buổi đi về khuya, mặc lạnh hoặc tiếp xúc với người bị cúm, uống bia rượu lạnh... Bệnh nhân thấy đau mình mẩy, nhức đầu, nuốt nước bọt thấy khô rát và đau, trong miệng tiết nhiều nước bọt nên phải nuốt thường xuyên, sau đó người bệnh bắt đầu có các triệu chứng của viêm thanh quản cấp.

Nguyên nhân gây viêm thanh quản mạn tính

Viêm thanh quản mạn tính là tình trạng viêm thanh quản kéo dài trên 3 tuần. Tình trạng này xảy ra do phơi nhiễm với tác nhân gây kích ứng trong thời gian dài. Cụ thể là:

  •  Hít phải các tác nhân gây kích ứng như khói hóa chất, dị nguyên hoặc khói thuốc
  • Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)
  • Viêm xoang mạn tính
  • Lạm dụng rượu bia
  • Sử dụng giọng nói với tần suất và cường độ lớn
  • Hút thuốc lá, bao gồm cả hút thuốc thụ động
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hoặc ký sinh trùng
  • Yếu tố thuận lợi như sử dụng các thuốc corticosteroid đường hít, như thuốc hít điều trị hen. 

Ai có nguy cơ bị bệnh viêm thanh quản

Nếu viêm thanh quản mắc phải do nhiễm khuẩn, bệnh hoàn toàn có thể lây nhiễm sang người khác. Để tránh lây nhiễm vi khuẩn cho người xung quanh, người bệnh cần che miệng, che mũi khi ho, hắt hơi và giữ vệ sinh cá nhân tốt (rửa tay thường xuyên, không dùng chung dụng cụ ăn uống...).

Một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm thanh quản cao hơn người khác. Cụ thể là:

  • Người sử dụng giọng nói với tần suất cao và cường độ lớn. Một số nghề đặc thù của bệnh viêm thanh quản cấp bao gồm: giáo viên, ca sĩ, chuyên viên tư vấn, người bán hàng…
  • Người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc hoặc hóa chất tại nơi làm việc.
  • Người lạm dụng rượu bia, thuốc lá (kể cả các dạng thuốc lá điện tử, vape), thuốc lào. Đây là một trong những lí do viêm thanh quản cấp ở người lớn thường nam nhiều hơn nữ.

Tóm lại, viêm thanh quản không phải là bệnh lý quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể dự phòng và điều trị được. Nếu chúng ta hiểu được các nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp và mạn tính, theo đó là có thái độ xử trí đúng đắn thì bệnh không còn là vấn đề đáng lo ngại. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare